logo

Cơ sở thần kinh của tập tính là gì?

Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu nhất cho câu hỏi “Cơ sở thần kinh của tập tính là gì?” cùng với kiến thức tham khảo là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy thêm kiến thức bộ môn Sinh học.


Cơ sở thần kinh của tập tính là gì?

Cơ sở thần kinh của tập tính là các phản xạ không điều kiện và có điều kiện. Trong đó:

- Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điều kiện, do kiểu gen quy định, bền vững, không thay đổi.

- Tập tính học được là chuỗi phản xạ có điều kiện, không bền vững và có thể thay đổi.

Khi số lượng các xináp trong cung phản xạ tăng lên thì mức độ phức tạp của tập tính cũng tăng lên. Sự hình thành tập tính học được ở động vật phụ thuộc vào mức độ tiến hóa của hệ thần kinh và tuổi thọ của chúng.


Tập tính và phân loại tập tính

Tập tính là một chuỗi những phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể).

Ví dụ: Khi hổ báo săn mồi thì chúng tiến gần đến con mồi, sau đó nhảy vồ lên hoặc rượt đổi tiền gần con mồi. Chuỗi các hành động khi săn mồi của hổ được gọi là tập tính  kiếm ăn của hổ báo .

Ý nghĩa: Tập tính giúp cho sinh vật  thích nghi được với môi trường để tồn tại và phát triển.

1. Tập tính bẩm sinh

- Tập tính bẩm sinh là loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

Ví dụ: Nhện giăng lưới

2. Tập tính học được

Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

Ví dụ: Chuột khi nghe tiếng mèo kêu thì bỏ chạy.

3. Tập tính vừa bẩm sinh, vừa học được

Nhiều tập tính của động vật có cả nguồn gốc bẩm sinh và học được.

Ví dụ: Tập tính bắt chuột ở mèo vừa là do bẩm sinh, vừa là do mèo mẹ dạy cho; tập tính xây tổ của chim vừa mang tính bẩm sinh vừa là học được từ đồng loại.

Cơ sở thần kinh của tập tính là gì?

Ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất

Con người huấn luyện động vật vào các mục đích khác nhau: Giải trí, săn bắn, bảo vệ mùa màng, chăn nuôi, an ninh quốc phòng.

- Dạy thú (hổ, voi, khí, cá sấu, cá heo, trăn, chó,...) làm xiếc.

- Dùng thú để săn mồi (chó, chim ưng,..), để chăn gia súc (chó,..), dùng chó để phát hiện ma túy và bắt tội phạm.

- Sử dụng một số tập tính của gia súc trong chăn nuôi: Nghe tiếng kẻng, trâu bò trở về chuồng.

- Làm bù nhìn ở ruộng để đuổi chim chóc phá hoại cây trồng.

icon-date
Xuất bản : 15/03/2022 - Cập nhật : 25/09/2023