logo

Cảm nhận về hình tượng Lor-ca trong Đàn ghi ta của Lor-ca

Để tìm hiểu sâu hơn về giá trị tác phẩm An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy, mời các em tham khảo một số bài văn mẫu Cảm nhận về hình tượng Lor-ca trong Đàn ghi ta của Lor-ca sau đây. Hi vọng với các bài văn mẫu ngắn gọn, chi tiết, hay nhất này các em sẽ có thêm tài liệu, cách triển khai để hoàn thiện bài viết một cách tốt nhất!


Dàn ý Cảm nhận về hình tượng Lor-ca trong Đàn ghi ta của lor-ca

Cảm nhận về hình tượng Lor-ca trong Đàn ghi ta của Lor-ca (ngắn gọn, hay nhất)

1. Mở bài

   -  Giới thiệu bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca

   -  Giới thiệu hình ảnh Lor-ca

2. Thân bài

   Lor-ca là người chiến sĩ đấu tranh cho sự tự do, cho những khát vọng chân chính về con người và về nghệ thuật. Hình ảnh Lor-ca được thể hiện qua thi ảnh và ngôn từ mới mẻ trong bài thơ, hình ảnh này được tác giả gợi nhiều hơn tả.

 a) Hai khổ thơ đầu:Cho ta cảm nhận hình ảnh một con người nghĩa khí:

   - Chàng chủ xướng, tuyên truyền cho khát vọng, cho lí tưởng sống vì con người. Khiêu chiến với chủ nghĩa độc tài thân phát xít. Tiếng đàn là biểu tượng cho tiếng nói tuyên truyền, tuyên ngôn cho trường phái cách tân nghệ thuật trong khung cảnh chính trị sa sút và nghệ thuật già nua của Tây Ban Nha.

   - Chàng đã chết vì khát vọng chân chính của mình “áo choàng bê bết đỏ". Đó là nỗi kinh hoàng mà bọn độc tài phái xít gây ra.

   - Hình tượng Lor-ca mang một vẻ bi tráng

 b) Những khổ thơ sau:

“Lor-ca bơi sang ngang

Trên chiếc ghi ta màu bạc”.

   Lor-ca không thể chết, chàng vẫn tồn tại vĩnh hằng trong thế giới này, kiêu hãnh và khẳng định lí tưởng sống của mình và mãi mãi toả sáng.

   - Lor-ca đã làm một cuộc cách mạng “ném lá bùa cô gái Di-gan vào xoáy nước”. Cuộc đấu tranh ấy vẫn còn đang tiếp diễn, đang có mặt Lor-ca. Chàng chỉ “ném trái tim mình vào lặng yêu bất chợt” mà thôi.

   - Cái chết thực sự của nhà cách tân Lor-ca là khi những khát vọng của anh không còn tiếp tục nhưng cái chết đau đớn của một nhà cách tân còn là khi tên tuổi và sáng tạo của anh trở thành một bức thành kiên cố cản sự cách tân văn chương của những người đến sau.

   - Các hình ảnh đường chỉ tay, con sông... mang ý nghĩa tượng trưng cho giã từ và giải thoát, chia tay thực sự với những ràng buộc hệ lụy trần gian.

3. Kết bài

   Nhà thiên tài Lor - ca là một nghệ sĩ vĩ đại, đã chiến đấu, hi sinh lí tưởng nghệ thuật, lí tưởng sống của mình. Tên tuổi Lor-ca trở thành một biểu tượng là ngọn cờ tập hợp các nhà văn hoá Tây Ban Nha và thế giới, chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ văn hoá dân tộc và văn hoá nhân loại.


Cảm nhận về hình tượng Lor-ca trong Đàn ghi ta của Lor-ca - Bài mẫu 1

     Lor-ca là nhà thơ lỗi lạc, là chiến sĩ tiên phong chống phát xít của Tây Ban Nha trong thế kỉ XX, Ngày 19-8-1936, ông đã bị bọn phát xít Phrăng-cô sát hại dã man.

     Thanh Thảo đã nhắc lại câu thơ của Lor-ca "Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn" vừa làm đề từ cho bài thơ, vừa như nguyện cầu cho linh hồn Lor-ca, nhà nghệ sĩ tài ba đời đời bất tử.

     Lor-ca đã nhiều năm ngồi vắt vẻo trên yên ngựa, mặc áo choàng đỏ như các lực sĩ đấu bò tót, khoác chiếc đàn ghi ta sau lưng đi rong ruổi ngược xuôi khắp đất nước Tây Ban Nha để sưu tầm dân ca, để học tập những điệu hát đồng quê dân dã. Tiếng đàn của chàng nghệ sĩ cứ tan ra như bọt nước. Các hình ảnh "áo choàng đỏ gắt", "vâng trăng chếnh choáng", "yên ngựa mỏi mòn" và các từ láy lang thang, đơn độc, chếnh choáng, mỏi mòn phối âm với tiếng đàn "li-la li-la li- la" như tan ra trong không trung, đã gợi lên bao liên tưởng về nhà thơ thiên tài, về nhạc sĩ Lor-ca xa xôi, thuở ấy:

những tiếng đàn bọt nước

Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt

li-la li-la li-la

đi lang thang về miền đơn độc

với trầng trăng chếnh choáng

trên yên ngựa mỏi mòn

     Khổ thơ thứ hai, thứ ba tái hiện lại giây phút "kinh hoàng" khi Lor-ca người chiến sĩ đấu tranh cho tự do đã bị bọn phát xít Phrăng-cô dẫn ra pháp trường sát hại. Chàng nghệ sĩ "đi như người mộng du" giữa bầy ác quỷ, tiếng hát nghêu ngao và tiếng đàn của chàng "bỗng kinh hoàng", "đứt ngang giây" chỉ còn lại, chỉ nhìn thấy "áo choàng bê bết đỏ".

     Lor-ca đã ngã xuống trước làn đạn của bè lũ phát xít dã man, đã để lại một "bầu trời" thương nhớ mênh mông cho "cô gái ấy", cho người yêu (nàng An-na Ma-ri-a)! "Tiếng ghi ta nâu", "tiếng ghi ta lá xanh" là biểu tượng cho một tâm hồn nghệ sĩ mang một tình yêu tha thiết và yêu đời, gắn bó với quê hương, với nhân dân. Sau loạt đạn của quân thù, một tài năng đã bị huỷ diệt; tiếng đàn bị "vỡ tan" như bọt nước, bị "đứt ngang dây", với bao máu đỏ chảy "ròng ròng". Thanh Thảo qua các ẩn dụ, so sánh, tượng trưng và điệp ngữ đã tạo nên những vần thơ giàu hình tượng và biểu cảm, bộc lộ nỗi tiếc thương Lor-ca, một thiên tài bị cái ác sát hại. Điệp ngữ "tiếng ghi ta" bốn lần vang lên như tiếng nói, tiếng nấc nghẹn ngào:

Tiếng ghi ta nâu

bầu trời cô gái ấy

tiếng ghi ta lá xanh biết mấy

tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan

tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy

     Phần cuối bài thơ (13 câu), Thanh Thảo dùng lối nói phủ định để khẳng định một chân lí, để ca ngợi sự bất tử của người nghệ sĩ. Không ai có thể chôn cất được tiếng đàn? Sắc đẹp của giai nhân, tài năng nghệ sĩ có thế lực nào có thể "chôn cất" được? Có gì nhiều bằng cỏ? Có gì xanh bằng cỏ? Có gì sống mãnh liệt bằng cỏ trên mặt đất bao la? Và vầng trăng thì vĩnh hằng cùng vũ trụ mênh mông. Lor-ca cũng vậy. Cuộc đời chỉ có 38 mùa xuân nhưng tài năng và tinh thần của nhà thơ, nhà nghệ sĩ mãi mãi bất diệt như tiếng đàn ghi ta, như cỏ xanh trên thảo nguyên, như vầng trăng trên bầu trời lấp lánh soi đáy giếng. Thơ Thanh Thảo tuy hạn chế vé vần điệu, nhưng anh đã tạo nên được một số hình ảnh, một số đường nét đầy ấn tượng để khẳng định Lor-ca "thác là thể phách, còn là tinh anh":

Không ai chôn cất tiếng đàn

tiếng đàn như cỏ mọc hoang

giọt nước mắt vầng trăng

long lanh trong đáy giếng

     Tài sắc của nàng Kiều còn mãi trong tâm hồn những chàng Kim trong cõi đời. Tiếng đàn, tiếng hát "thậm hay" của anh Trương Chi vãn còn thổn thức tâm hồn thiếu nữ gần xa. Tiếng đàn diệu huyền của cô Cầm mà thi hào Nguyễn Du đã nhắc tới trong bài thơ chữ Hán "Long Thành cầm già ca" vẫn còn vang vọng khấp 36 phố phường Hà Nội hôm nay và ngày mai! Hình như Thanh Thảo đã "nghĩ tới" những tài năng và thân phận đầy bi kịch ấy khi viết những dòng thơ trên đây?

     Khi số phận đã hết, "đường chỉ tay đã đứt", Lor-ca bước sang thế giới bên kia, đã "bơi sang ngang" dòng sông với chiếc ghi ta "màu bạc". Chàng nghệ sĩ đã bỏ lại đời, "ném lại" tình yêu và số phận mình vào "xoáy nước" cuộc đời đầy máu và nước mắt để ra đi. Và âm thanh "li-la li-la li-la"diệu huyền của tiếng đàn ghi ta cứ vang vọng mãi, cứ "ròng ròng - máu chảy" mãi, để lại bao đau đớn tiếc thương trong lòng người.

     Lor-ca như một lực sĩ đấu bò tót. Lor-ca áo choàng bê bết máu đỏ trên pháp trường. Lor-ca đã đi vào cõi bất tử và để lại tiếng đàn ghi ta. Đó là cấu tứ của bài thơ, cũng là hình tượng Lor-ca qua bài thơ của Thanh Thảo mà chúng ta cảm nhận được.

     Bài thơ "Đàn ghi ta của Lor-ca" là tiếng khóc thương, là tình đồng điệu liên tài của một nhà thơ xứ Quảng miền Trung Việt Nam gửi tới hương hồn nhà thơ xứ sở Grê-na-đa bên trời Âu. Có những câu thơ của Thanh Thảo cất lên như tiếng khóc "ròng máu chảy"....


Cảm nhận về hình tượng Lor-ca trong Đàn ghi ta của Lor-ca - Bài mẫu 2

Cảm nhận về hình tượng Lor-ca trong Đàn ghi ta của Lor-ca (ngắn gọn, hay nhất) (ảnh 2)

     Nếu chúng ta đã từng tìm hiểu về phong cách thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu qua Việt Bắc, cũng tìm hiểu về phong cách thơ trữ tình chính luận của Chế Lan Viên qua Tiếng hát con tàu hay qua Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm. Thì Thanh Thảo lại mang một phong cách thơ khác biệt hơn hẳn đó là phong cách thơ trữ tình tượng trưng, siêu thực, hơi hướng phương Tây, điều đó thể hiện trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca với hình tượng người nghệ sĩ anh hùng Federico García Lorca, tài hoa nhưng bạc mệnh.

     Thanh Thảo sinh năm 1946, tên khai sinh là Hồ Thành Công, quê ở huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi, từng tốt nghiệp khoa Ngữ văn của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, chính vì vậy ông có một nền tảng kiến thức rất dày dặn và nhà thơ từng tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trước năm 1975, Thanh Thảo thuộc vào hàng những nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến, xuất hiện vào những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ khi đất nước gần được độc lập, thể hiện một tiếng thơ sôi nổi trẻ trung của một thế hệ trẻ tự giác cầm súng xông pha vì độc lập dân tộc. Thanh Thảo đê lại một khói lượng tác phẩm rất đồ sộ: Những người đi tới biển (trường ca), Dấu chân trên trảng cỏ (thơ), Khối vuông ru bíc (thơ),... Nội dung thơ ông là tiếng nói của người trí thức nhiều suy tư trăn trở về các vấn đề của xã hội thời đại, về nghệ thuật ông khước từ những thể thức thơ dễ dãi, luôn đi đầu trong việc cách tân thơ Việt, bởi ông cho rằng những kiểu mẫu thơ truyền thống không thể nào chứ đựng hết nội dung trong thơ của ông.

     Đàn ghi ta của Lor-ca nằm trong tập thơ Khối vuông ru bíc xuất bản năm 1985, đây là tập thơ đánh dấu sự trưởng thành của Thanh Thảo trong con đường cách tân thơ Việt. Bài thơ là kết quả của sự ấn tượng và nhận thức sâu sắc về cuộc đời và số phận của người nghệ sĩ Lor-ca, tất cả đều đẹp và cao cả, thể hiện sự ngưỡng mộ, niềm cảm thông thấu hiểu và thương xót trước bi kịch của người nghệ sĩ này.

     Nói về Federico García Lorca, ông là một người nghệ sĩ cũng là một người chiến sĩ, nhưng trước hết ông là một người nghệ sĩ, một người nghệ sĩ thiên tài trên rất nhiều lĩnh vực nghệ thuật, ông là một nhà thơ, một nhạc sĩ, một ca sĩ, một nhà hoạt động sân khấu và là một họa sĩ xuất sắc. Lor-ca được xem là một biểu tượng sáng chói của nền thi ca Tây Ban Nha, thậm chí là cả nhân loại, được ví như chú chim họa mi trên bầu trời thi ca Tây Ban Nha. Lor-ca cũng là một người chiến sĩ. Người chiến sĩ ấy đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp đấu tranh, trước hết là đấu tranh với nền nghệ thuật già nua cũ kỹ của đất nước Tây Ban Nha, để đề xướng một nền nghệ thuật mới mẻ cách tân, Lor-ca còn đấu tranh với chế độ độc tài phát xít Frăng-cô, một chế độ tù túng bó buộc, để giành lại quyền sống chính đáng, quyền tự do dân chủ cho người dân Tây Ban Nha. Tuy nhiên, ông đã bị chính chế độ độc tài ấy bắt giữ và sát hại một cách tàn khốc, nhưng cũng chính sự kiện này đã tạo nên một làn sóng phẫn nộ trên toàn thế giới, khởi xướng sự đấu tranh chống phát xít của toàn nhân loại.

     Lor-ca vẫn luôn tồn tại sự ám ảnh khôn nguôi về cái chết của chính bản thân mình ngay cả khi ông vẫn còn sống, vẫn còn một lòng ôm cây đàn ghi ta để đấu tranh cho nghệ thuật và dân tộc. Chính vì vậy trong lời đề từ của bài thơ, Thanh Thảo đã để vào đó di nguyện của Lor-ca: "Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn", điều đó đã thể hiện sự trân trọng và gắn bó với cây đàn ghi ta - biểu tượng nghệ thuật của đất nước Tây Ban Nha của Lor-ca, đồng thời cũng là hình ảnh tượng trưng cho tư tưởng nghệ thuật của người nghệ sĩ yểu mệnh.

"những tiếng đàn bọt nước

Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt

li-la li-la li-la

đi lang thang về miền đơn độc

với vầng trăng chếnh choáng

trên yên ngựa mỏi mòn"

     Thanh Thảo đem so sánh "tiếng đàn" với "bọt nước", một hình ảnh lạ và độc đáo vừa thẻ hiện được cái sôi nổi, phập phù cũng thể hiện được sự mong manh, trong trẻo của tiếng đàn, đây là hình ảnh ẩn dụ cho thân phận và cuộc đời của người nghệ sĩ, Lor-ca cũng như tiếng đàn ấy, trong trẻo cao đẹp nhưng lại chóng tan biến, đây là dự báo về bi kịch số phận của người nghệ sĩ thiên tài. Bóng dáng anh hùng của Lorca hiện lên thông qua hình ảnh "chiếc áo choàng đỏ gắt" vốn là một trong những biểu tượng của Tây Ban Nha, với những trận đấu bò gay cấn hấp dẫn và ông là người kỵ sĩ dũng cảm, thân khoác vào màu áo đỏ rực rỡ sẵn sàng đương đầu với lũ bò tót mọi rợ, hung hãn (hiện thân của bè lũ phản động). Nhưng đáng buồn thay, người anh hùng thường phải chịu sự đơn độc, bởi ông quá tài giỏi, quá thiên tài, thế nên nhân dân thường nhìn ông bằng một ánh mắt ngưỡng mộ, còn lũ độc tài thì nhìn ông bằng ánh mắt căm ghét. Ông bước "đi lang thang về miền đơn độc", làm bạn với ông chỉ có "vầng trăng chếnh choáng" và "yên ngựa mỏi mòn", dường như người nghệ sĩ ấy sau những nỗ lực đấu tranh hết mình đã bắt đầu mỏi mệt cả về thể xác lẫn tâm hồn, ông cô độc trong chính nơi mà ông dành cả tuổi trẻ để đấu tranh, ông thở dài và định ngừng lại nghỉ ngơi một lát, đây là một phần trong bi kịch cuộc đời của Lor-ca.

"Tây Ban Nha

hát nghêu ngao

bỗng kinh hoàng

áo choàng bê bết đỏ

Lorca bị điệu về bãi bắn

chàng đi như người mộng du

tiếng ghi-ta nâu

bầu trời cô gái ấy

tiếng ghi-ta lá xanh biết mấy

tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan

tiếng ghi-ta ròng ròng

máu chảy"

     Kinh hoàng nhất đó là cái chết đầy bi thảm của người nghệ sĩ, ông bị bắt một cách bất ngờ, khi giấc mơ và mọi nỗ lực của ông vẫn còn chưa có kết quả, người kỵ sĩ đấu bò vẫn còn chưa chiến thắng được con bò tót hung hãn. Lúc này đây, chính bản thân Lor-ca cũng trở nên bàng hoàng, ông đã linh cảm trước về cái chết của bản thân, nhưng không nghĩ điều đó lại tới sớm như vậy, ông vẫn còn bao dự định ấp ủ, nay đây chỉ một lúc nữa thôi nó đều sẽ tiêu tan hết, tiêu tan cùng với sự ra đi của ông như "tiếng đàn bọt nước" vỡ tan cả rồi. Lor-ca bước đi như người mất hồn, bởi ông đang mải chìm đắm trong cái suy tư về cuộc đời và những đấu tranh còn dang dở, những tiếc nuối đầy day dứt, cái chết đối với người anh hùng chẳng qua chỉ là cát bụi, nhưng chết khi chưa hoàn thành sự nghiệp đấu tranh cho đất nước thì đó là một niềm đau đớn khôn nguôi. Tiếng ghi ta cứ lặp đi lặp lại như nhắc nhở về tâm hồn hồn của người nghệ sĩ, đó là một tâm hồn với màu "nâu" đầy suy tư chất chứa, một niềm ước mong sống trong bầu trời xinh đẹp, hạnh phúc, để tiếng ghi ta của tâm hồn dược phiêu lưu rộng mở như lá xanh mọc mơn mởn trên cành. Nhưng chao ôi, tàn ác làm sao, xót thương làm sao khi tiếng ghi ta ấy như bọt nước vỡ tan, "tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy", Lor-ca đã chết, một cái chết đầy máu và nỗi tiếc nuối vô cùng.

"không ai chôn cất tiếng đàn

tiếng đàn như cỏ mọc hoang

giọt nước mắt vầng trăng

long lanh trong đáy giếng"

     Nhưng tiếng đàn tưởng từ đây đã dứt, không còn vang vọng trong trời đất Tây Ban Nha nữa lại bất ngờ như cỏ mọc hoang, nhanh chóng sinh sôi nảy nở, điều đó chứng tỏ Lor-ca đã chết nhưng tâm hồn nghệ thuật của ông vẫn còn đó, dấy lên trong dư luận một làn sóng mạnh mẽ, đấu tranh giành lại công bằng từ bè lũ phát xít tà ác, đồng thời đây cũng là lòng xót thương vô tận của nhân dân giành cho Lor-ca trong hình ảnh siêu thực "giọt nước mắt vầng trăng/long lanh trong đáy giếng". Cái chết của Lor-ca là sự mất mắt to lớn đối với người dân Tây Ban Nha và cả nhân loại, chính vì thế ngay cả vầng trăng cũng phải xót thương mà rớt nước mắt, phủ lên tấm thân lạnh lẽo của người nghệ sĩ đang cô độc nơi đáy giếng tối tăm, lạnh lẽo.

"đường chỉ tay đã đứt

dòng sông rộng vô cùng

Lor-ca bơi sang ngang

trên chiếc ghi-ta màu bạc

chàng ném lá bùa cô gái di-gan

vào xoáy nước

chàng ném trái tim mình

vào lặng yên bất chợt

li-la li-la li-la..."

     Lor-ca chết đi nhưng tâm hồn ông mãi mãi là trường tồn bất diệt, ông lại tiếp tục phiêu du ở một thế giới khác, ông vẫn ôm lấy linh hồn nghệ thuật của mình đó là chiếc ghi ta. Ông chấp nhận từ bỏ hết tất cả ở thế giới tăm tối này, kể cả tình yêu với cô giá di-gan xinh đẹp, người luôn ngự trị trong trái tim vĩ đại ấy. Có lẽ ông đã chấp nhận số phận ở kiếp này, ông đành buông bỏ tất cả để tìm tới một thế giới khác, đẹp hơn, thanh thản hơn, một thế giới có thể bao dung người nghệ sĩ thiên tài, thấu hiểu được niềm khao khát tự do, cùng bao hoài bão đẹp của ông.

     Lor-ca là hình tượng tiêu biểu của những con người anh hùng dám đứng lên đấu tranh vì lý tưởng cao đẹp, vì tự do trong nghệ thuật, vì sự công bằng, quyền được sống của nhân dân. Thanh Thảo viết bài thơ trong sự thấu hiểu và đồng cảm với người nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh Lor-ca, nhưng bao trùm lên tất cả những cảm xúc ấy vẫn là sự ngưỡng mộ sâu sắc của nhà thơ dành cho tâm hồn cao đẹp và nhân cách vĩ đại của người nghệ sĩ. Qua đó, tác giả ngợi ca khao khát được sống tự do, ý chí đấu tranh mạnh mẽ, sự dũng cảm của Lor-ca khi phải một mình đương đầu với chế độ thân phát xít độc tài, tàn ác.


Cảm nhận về hình tượng Lor-ca trong Đàn ghi ta của Lor-ca - Bài mẫu 3

     Thanh Thảo là nhà thơ của những suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội, thơ ông giàu chất suy tư, triết lí. Ông đi theo trường phái thơ tượng trưng siêu thực có nguồn gốc từ phương Tây mà Lor-ca là một trong những người đi đầu trong trường phái thơ đó. Bài thơ Đàn ghi ta của Lor - ca đã xây dựng thành công hình tượng nghệ sĩ Lor-ca.

     Lor-ca là nhà thơ lỗi lạc, là chiến sĩ tiên phong chống phát xít của Tây Ban Nha trong thế kỉ XX. Ngày 19-8-1936, ông đã bị bọn phát xít Phrăng-cô sát hại dã man.

     Thanh Thảo đã nhắc lại câu thơ của Lor-ca “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn" vừa là đề từ cho bài thơ, vừa như nguyện cầu cho linh hồn Lor-ca, nhà nghệ sĩ tài ba.

     Lor-ca đã nhiều năm ngồi vắt vẻo trên yên ngựa, mặc áo choàng đỏ như các lực sĩ đấu bò tót, khoác chiếc đàn ghi ta sau lưng đi rong ruổi ngược xuôi khắp đất nước Tây Ban Nha để sưu tầm dân ca, đế học tập những điệu hát đồng quê.Tiếng đàn của chàng nghệ sĩ cứ sưu tầm dân ca, để học tập những điệu hát đồng quê dân dã. Tiếng đàn của chàng nghệ sĩ cứ “tan” ra như bọt nước. Các hình ảnh “áo choàng đỏ gắt”, "vầng trăng chểnh choáng”, “yên ngựa mỏi mòn ” và các từ láy lang thang, đơn độc, chếnh choáng mỏi mòn phối âmvới tiếng đàn “li-la li-la li-la” như tan ra trong không trung, đã gợi lên bao lien tưởng về nhà thơ thiên tài, về nhạc sĩ Lor-ca xa xôi thuở ấy:

                                                     những tiếng đàn bọt nước

                                                     Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt

                                                     li-la li-la li-la

                                                     đi lang thang về miền đơn độc

                                                     với vầng trăng chếnh choáng

                                                     trên yên ngựa mỏi món

    Khổ thơ thứ hai, thứ ba tái hiện lại giây phút “kinh hoàng” khi Lor-ca người chiến sĩ đấu tranh cho tự do đã bị bọn phát xít Phrăng-cô dẫn ra pháp trường sát hại. Chàng nghệ sĩ “đi như người mộng du” giữa bầy ác quỷ, tiếng hát nghêu ngao và tiếng đàn cùa chàng “bỗng kinh hoàng", “đứt ngang giây”. Chỉ còn lại, chỉ nhìn thấy “áo choàng bê bết đỏ’’.

    Lor-ca đã ngã xuống trước làn đạn của bè lũ phát xít dã man, đã để lại một “bầu trời” thương nhớ mênh mông cho “cô gái ấy”, cho người yêu (nàng An-na Ma-ri-a)! “Tiếng ghi ta nâu”, “tiếng ghi ta lá xanh” là biểu tượng cho một tâm hồn nghệ sĩ mang một tình yêu tha thiết và yêu đời, gắn bó với quê hương, với nhân dân. Sau loạt đạn của quân thù, một tài năng đã bị hủy diệt; tiếng đàn bị “vỡ tan" như bọt nước, bị “đứt ngang dây”, với bao máu đỏ chảy “ròng ròng’ Thanh Thảo qua các ẩn dụ, so sánh, tượng trưng và điệp ngữ đã tạo nên những vần thơ giàu hình tượng và biểu cảm, bộc lộ nỗi tiếc thương Lor-ca, một thiên tài bị cái ác sát hại. Điệp ngữ “tiếng ghi ta” bốn lần vang lên như tiếng nói, tiếng nấc nghẹn nghào:

                                                      tiếng ghi ta nâu

                                                      bầu trời cô gái ấy

                                                      tiếng ghi ta lá xanh biết mẩy

                                                      tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan

                                                       tiếng ghi ta ròng ròng

                                                       máu chảy

   Phần cuối bài thơ (13) câu, Thanh Thảo dùng lối nói phủ định để khẳng định một chân lí, để ca ngợi sự bất tử của người nghệ sĩ. Không ai có thể chôn cất được tiếng đàn? Sắc đẹp cùa giai nhân, tài năng nghệ sĩ có thế lực nào có thế “chôn cất” được? Có gì nhiều bằng cỏ? Có gì xanh bằng cỏ? Có gì sống mãnh liệt bằng cỏ trên mặt đất bao la? Và vầng trăng thì vĩnh hằng cùng vũ trụ mênh mông. Lor-ca cũng vậy. Cuộc đời chỉ có 38 mùa xuân nhưng tài năng và tinh thần của nhà thơ, nhà nghệ sĩ mãi mãi bất diệt như tiếng đàn ghi ta. Như cỏ xanh trên thảo nguyên, như vầng trăng trên bầu trời lấp lánh soi đáy giếng. Thơ Thanh Thảo tuy hạn chế về vần điệu, nhưng anh đã tạo nên được một số hình ảnh, một số đường nét đầy ấn tượng để khẳng định Lor-ca “thác là thề phách, còn là tình anh”:

                                                        không ai chôn cất tiếng đàn

                                                        tiếng đàn như cỏ mọc hoang

                                                        giọt nước mắt vầng trăng

                                                        long lanh trong đáy giếng

   Khi số phận đã hết, “đường chỉ tay đã đứt", Lor-ca bước sang thế giới bên kia, đã “bơi sang ngang” dòng sóng với chiếc ghi ta “màu bạc”. Chàng nghệ sĩ đã bỏ lại đời, “ném lại” tình yêu và số phận mình vào “xoáy nước” cuộc đời đầy máu và nước mắt. để ra đi. Và âm thanh “li-la li-la Li-la” diệu huyền của tiếng đàn ghi ta cứ vang vọng mãi, cứ “ròng ròng - máu chảy” mãi, đế lại bao đau đớn tiếc thương trong lòng người.

   Lor-ca như một lực sĩ đấu bò tót. Lor-ca áo choàng bê bết máu đỏ trên pháp trường. Lor-ca đã đi vào cõi bất tử và để lại tiếng đàn ghi ta. Đó là cấu tứ của bài thơ, cũng là hình tượng Lor-ca qua bài thơ của Thanh Thảo mà chúng ta đã cảm nhận được.

   Bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” là tiếng khóc thương, là tính đồng điệu thiên tài một nhà thơ xứ Quảng miền Trung Việt Nam gửi tới hương hồn nhà xứ sở Grê-na-đa bên trời Âu. Có những câu thơ của Thanh Thảo cất lên khóc “ròng ròng máu chảy"...


Cảm nhận về hình tượng Lor-ca trong Đàn ghi ta của Lor-ca - Bài mẫu 4

Cảm nhận về hình tượng Lor-ca trong Đàn ghi ta của Lor-ca (ngắn gọn, hay nhất) (ảnh 3)

     Nếu chúng ta đã từng tìm hiểu về phong cách thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu qua Việt Bắc, cũng tìm hiểu về phong cách thơ trữ tình chính luận của Chế Lan Viên qua Tiếng hát con tàu hay qua Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm. Thì Thanh Thảo lại mang một phong cách thơ khác biệt hơn hẳn đó là phong cách thơ trữ tình tượng trưng, siêu thực, hơi hướng phương Tây, điều đó thể hiện trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca với hình tượng người nghệ sĩ anh hùng Federico García Lorca, tài hoa nhưng bạc mệnh.

     Thanh Thảo sinh năm 1946, tên khai sinh là Hồ Thành Công, quê ở huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi, từng tốt nghiệp khoa Ngữ văn của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, chính vì vậy ông có một nền tảng kiến thức rất dày dặn và nhà thơ từng tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trước năm 1975, Thanh Thảo thuộc vào hàng những nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến, xuất hiện vào những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ khi đất nước gần được độc lập, thể hiện một tiếng thơ sôi nổi trẻ trung của một thế hệ trẻ tự giác cầm súng xông pha vì độc lập dân tộc. Thanh Thảo đê lại một khói lượng tác phẩm rất đồ sộ: Những người đi tới biển (trường ca), Dấu chân trên trảng cỏ (thơ), Khối vuông ru bíc (thơ),... Nội dung thơ ông là tiếng nói của người trí thức nhiều suy tư trăn trở về các vấn đề của xã hội thời đại, về nghệ thuật ông khước từ những thể thức thơ dễ dãi, luôn đi đầu trong việc cách tân thơ Việt, bởi ông cho rằng những kiểu mẫu thơ truyền thống không thể nào chứ đựng hết nội dung trong thơ của ông.

     Đàn ghi ta của Lor-ca nằm trong tập thơ Khối vuông ru bíc xuất bản năm 1985, đây là tập thơ đánh dấu sự trưởng thành của Thanh Thảo trong con đường cách tân thơ Việt. Bài thơ là kết quả của sự ấn tượng và nhận thức sâu sắc về cuộc đời và số phận của người nghệ sĩ Lor-ca, tất cả đều đẹp và cao cả, thể hiện sự ngưỡng mộ, niềm cảm thông thấu hiểu và thương xót trước bi kịch của người nghệ sĩ này.

     Nói về Federico García Lorca, ông là một người nghệ sĩ cũng là một người chiến sĩ, nhưng trước hết ông là một người nghệ sĩ, một người nghệ sĩ thiên tài trên rất nhiều lĩnh vực nghệ thuật, ông là một nhà thơ, một nhạc sĩ, một ca sĩ, một nhà hoạt động sân khấu và là một họa sĩ xuất sắc. Lor-ca được xem là một biểu tượng sáng chói của nền thi ca Tây Ban Nha, thậm chí là cả nhân loại, được ví như chú chim họa mi trên bầu trời thi ca Tây Ban Nha. Lor-ca cũng là một người chiến sĩ. Người chiến sĩ ấy đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp đấu tranh, trước hết là đấu tranh với nền nghệ thuật già nua cũ kỹ của đất nước Tây Ban Nha, để đề xướng một nền nghệ thuật mới mẻ cách tân, Lor-ca còn đấu tranh với chế độ độc tài phát xít Frăng-cô, một chế độ tù túng bó buộc, để giành lại quyền sống chính đáng, quyền tự do dân chủ cho người dân Tây Ban Nha. Tuy nhiên, ông đã bị chính chế độ độc tài ấy bắt giữ và sát hại một cách tàn khốc, nhưng cũng chính sự kiện này đã tạo nên một làn sóng phẫn nộ trên toàn thế giới, khởi xướng sự đấu tranh chống phát xít của toàn nhân loại.

     Lor-ca vẫn luôn tồn tại sự ám ảnh khôn nguôi về cái chết của chính bản thân mình ngay cả khi ông vẫn còn sống, vẫn còn một lòng ôm cây đàn ghi ta để đấu tranh cho nghệ thuật và dân tộc. Chính vì vậy trong lời đề từ của bài thơ, Thanh Thảo đã để vào đó di nguyện của Lor-ca: "Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn", điều đó đã thể hiện sự trân trọng và gắn bó với cây đàn ghi ta - biểu tượng nghệ thuật của đất nước Tây Ban Nha của Lor-ca, đồng thời cũng là hình ảnh tượng trưng cho tư tưởng nghệ thuật của người nghệ sĩ yểu mệnh.

"những tiếng đàn bọt nước

Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt

li-la li-la li-la

đi lang thang về miền đơn độc

với vầng trăng chếnh choáng

trên yên ngựa mỏi mòn"

     Thanh Thảo đem so sánh "tiếng đàn" với "bọt nước", một hình ảnh lạ và độc đáo vừa thẻ hiện được cái sôi nổi, phập phù cũng thể hiện được sự mong manh, trong trẻo của tiếng đàn, đây là hình ảnh ẩn dụ cho thân phận và cuộc đời của người nghệ sĩ, Lor-ca cũng như tiếng đàn ấy, trong trẻo cao đẹp nhưng lại chóng tan biến, đây là dự báo về bi kịch số phận của người nghệ sĩ thiên tài. Bóng dáng anh hùng của Lorca hiện lên thông qua hình ảnh "chiếc áo choàng đỏ gắt" vốn là một trong những biểu tượng của Tây Ban Nha, với những trận đấu bò gay cấn hấp dẫn và ông là người kỵ sĩ dũng cảm, thân khoác vào màu áo đỏ rực rỡ sẵn sàng đương đầu với lũ bò tót mọi rợ, hung hãn (hiện thân của bè lũ phản động). Nhưng đáng buồn thay, người anh hùng thường phải chịu sự đơn độc, bởi ông quá tài giỏi, quá thiên tài, thế nên nhân dân thường nhìn ông bằng một ánh mắt ngưỡng mộ, còn lũ độc tài thì nhìn ông bằng ánh mắt căm ghét. Ông bước "đi lang thang về miền đơn độc", làm bạn với ông chỉ có "vầng trăng chếnh choáng" và "yên ngựa mỏi mòn", dường như người nghệ sĩ ấy sau những nỗ lực đấu tranh hết mình đã bắt đầu mỏi mệt cả về thể xác lẫn tâm hồn, ông cô độc trong chính nơi mà ông dành cả tuổi trẻ để đấu tranh, ông thở dài và định ngừng lại nghỉ ngơi một lát, đây là một phần trong bi kịch cuộc đời của Lor-ca.

"Tây Ban Nha

hát nghêu ngao

bỗng kinh hoàng

áo choàng bê bết đỏ

Lorca bị điệu về bãi bắn

chàng đi như người mộng du

tiếng ghi-ta nâu

bầu trời cô gái ấy

tiếng ghi-ta lá xanh biết mấy

tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan

tiếng ghi-ta ròng ròng

máu chảy"

     Kinh hoàng nhất đó là cái chết đầy bi thảm của người nghệ sĩ, ông bị bắt một cách bất ngờ, khi giấc mơ và mọi nỗ lực của ông vẫn còn chưa có kết quả, người kỵ sĩ đấu bò vẫn còn chưa chiến thắng được con bò tót hung hãn. Lúc này đây, chính bản thân Lor-ca cũng trở nên bàng hoàng, ông đã linh cảm trước về cái chết của bản thân, nhưng không nghĩ điều đó lại tới sớm như vậy, ông vẫn còn bao dự định ấp ủ, nay đây chỉ một lúc nữa thôi nó đều sẽ tiêu tan hết, tiêu tan cùng với sự ra đi của ông như "tiếng đàn bọt nước" vỡ tan cả rồi. Lor-ca bước đi như người mất hồn, bởi ông đang mải chìm đắm trong cái suy tư về cuộc đời và những đấu tranh còn dang dở, những tiếc nuối đầy day dứt, cái chết đối với người anh hùng chẳng qua chỉ là cát bụi, nhưng chết khi chưa hoàn thành sự nghiệp đấu tranh cho đất nước thì đó là một niềm đau đớn khôn nguôi. Tiếng ghi ta cứ lặp đi lặp lại như nhắc nhở về tâm hồn hồn của người nghệ sĩ, đó là một tâm hồn với màu "nâu" đầy suy tư chất chứa, một niềm ước mong sống trong bầu trời xinh đẹp, hạnh phúc, để tiếng ghi ta của tâm hồn dược phiêu lưu rộng mở như lá xanh mọc mơn mởn trên cành. Nhưng chao ôi, tàn ác làm sao, xót thương làm sao khi tiếng ghi ta ấy như bọt nước vỡ tan, "tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy", Lor-ca đã chết, một cái chết đầy máu và nỗi tiếc nuối vô cùng.

"không ai chôn cất tiếng đàn

tiếng đàn như cỏ mọc hoang

giọt nước mắt vầng trăng

long lanh trong đáy giếng"

     Nhưng tiếng đàn tưởng từ đây đã dứt, không còn vang vọng trong trời đất Tây Ban Nha nữa lại bất ngờ như cỏ mọc hoang, nhanh chóng sinh sôi nảy nở, điều đó chứng tỏ Lor-ca đã chết nhưng tâm hồn nghệ thuật của ông vẫn còn đó, dấy lên trong dư luận một làn sóng mạnh mẽ, đấu tranh giành lại công bằng từ bè lũ phát xít tà ác, đồng thời đây cũng là lòng xót thương vô tận của nhân dân giành cho Lor-ca trong hình ảnh siêu thực "giọt nước mắt vầng trăng/long lanh trong đáy giếng". Cái chết của Lor-ca là sự mất mắt to lớn đối với người dân Tây Ban Nha và cả nhân loại, chính vì thế ngay cả vầng trăng cũng phải xót thương mà rớt nước mắt, phủ lên tấm thân lạnh lẽo của người nghệ sĩ đang cô độc nơi đáy giếng tối tăm, lạnh lẽo.

"đường chỉ tay đã đứt

dòng sông rộng vô cùng

Lor-ca bơi sang ngang

trên chiếc ghi-ta màu bạc

chàng ném lá bùa cô gái di-gan

vào xoáy nước

chàng ném trái tim mình

vào lặng yên bất chợt

li-la li-la li-la..."

     Lor-ca chết đi nhưng tâm hồn ông mãi mãi là trường tồn bất diệt, ông lại tiếp tục phiêu du ở một thế giới khác, ông vẫn ôm lấy linh hồn nghệ thuật của mình đó là chiếc ghi ta. Ông chấp nhận từ bỏ hết tất cả ở thế giới tăm tối này, kể cả tình yêu với cô giá di-gan xinh đẹp, người luôn ngự trị trong trái tim vĩ đại ấy. Có lẽ ông đã chấp nhận số phận ở kiếp này, ông đành buông bỏ tất cả để tìm tới một thế giới khác, đẹp hơn, thanh thản hơn, một thế giới có thể bao dung người nghệ sĩ thiên tài, thấu hiểu được niềm khao khát tự do, cùng bao hoài bão đẹp của ông.

     Lor-ca là hình tượng tiêu biểu của những con người anh hùng dám đứng lên đấu tranh vì lý tưởng cao đẹp, vì tự do trong nghệ thuật, vì sự công bằng, quyền được sống của nhân dân. Thanh Thảo viết bài thơ trong sự thấu hiểu và đồng cảm với người nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh Lor-ca, nhưng bao trùm lên tất cả những cảm xúc ấy vẫn là sự ngưỡng mộ sâu sắc của nhà thơ dành cho tâm hồn cao đẹp và nhân cách vĩ đại của người nghệ sĩ. Qua đó, tác giả ngợi ca khao khát được sống tự do, ý chí đấu tranh mạnh mẽ, sự dũng cảm của Lor-ca khi phải một mình đương đầu với chế độ thân phát xít độc tài, tàn ác.

---/---

Với các bài văn mẫu Cảm nhận về hình tượng Lor-ca trong Đàn ghi ta của Lor-ca do Top lời giải sưu tầm và biên soạn trên đây, hy vọng các em sẽ có thêm những góc nhìn mới mẻ và có cái nhìn tổng quát hơn về  tác phẩm. Chúc các em làm bài tốt!

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021