logo

Cảm nhận hình tượng Sóng trong hai khổ thơ đầu học sinh giỏi

Có lẽ, câu chuyện tình yêu là thứ tình cảm khó nói mà cũng sâu sắc nhất trong cuộc đời, ấy thế mà Xuân Quỳnh - nhà thơ nữ của nền thơ ca Việt Nam đã chia sẻ tình yêu đẹp qua hình tượng sóng và em. Trong bài viết này Toploigiai sẽ chia sẻ đến bạn đọc cách Cảm nhận hình tượng Sóng trong hai khổ thơ đầu học sinh giỏi hay và chính xác nhất. 


1. Dàn ý cảm nhận hình tượng Sóng trong hai khổ thơ đầu học sinh giỏi

Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm:  Xuân Quỳnh - một nhà thơ với tình yêu cảm xúc, nữ tính và tâm hồn nhạy cảm đã mang đến hơi thở đầy mới mẻ cho thơ tình Việt Nam, bà là một trong những nhà thơ nữ hiếm hoi mà viết về tình yêu lại hay đến vậy. Đặc sắc nhất trong những sáng tác của bà có thể kể đến bài thơ “Sóng”.

Thân bài

- Trong thơ của Xuân Quỳnh hiện lên một vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm, nữ tính của tâm hồn người phụ nữ đầy nhạy cảm, tinh tế. Mượn hình ảnh con sóng ngoài tự nhiên, Xuân Quỳnh đã gợi ra biểu tượng tuyệt đẹp của tình yêu, những trạng thái của sóng đã trở thành những ẩn dụ về cảm xúc, tâm trạng và những khát khao của người con gái trong tình yêu.

- Trong hai khổ thơ đầu, tác giả Xuân Quỳnh không chỉ thể hiện được những trạng thái đối lập của cảm xúc trong tình yêu mà còn là những khát khao vươn tới những điều vĩ đại, cao cả.

- Xuân Quỳnh đã sử dụng biện pháp nghệ thuật liên từ “và” để thể hiện quan hệ cộng hưởng, nối tiếp của những trạng thái đối lập trong tình yêu để tạo nên chỉnh thể thống nhất về cảm xúc.

- Nói đến cung bậc cảm xúc trong tình yêu, khi yêu, người phụ nữ không chỉ có những giây phút nồng nhiệt, sôi nổi mà còn có những lúc bình lặng, lắng sâu.

- Trong tình yêu, trái tim của chủ thể trữ tình thường có xu hướng tìm đến thế giới rộng lớn, nơi tình yêu có thể bộc lộ trọn vẹn những nồng nhiệt cũng như lắng sâu mà không chịu bó hẹp trong phạm vi nhỏ hẹp, tù túng.

- “Hiểu nổi mình” là khát vọng muôn đời của con người, để hiểu được mình thì cần đặt bản thân trong phạm vi rộng lớn của cuộc đời

- Tác giả khẳng định sự tồn tại bất biến của tình yêu trong cuộc đời

- Tác giả đã khái quát về quy luật của tình cảm, tình yêu là thứ tình cảm thiêng liêng, cháy bỏng, là nỗi khát vọng muôn đời trong trái tim những con người trẻ tuổi, trẻ lòng.

Kết bài

- Bài thơ nổi bật với hai hình tượng sóng - em sánh đôi với nhau, với hình tượng sóng đầy đặc sắc, Xuân Quỳnh đã mang đến hơi thở đầy mới mẻ cho thơ tình Việt Nam, mượn hình tượng sóng để nói về tình yêu của người phụ nữ, một tình cảm nhẹ nhàng đầy nữ tính trong sóng cũng như bông hoa dọc chiến hào có thể làm dịu đi cái khốc liệt của chiến tranh, làm đắm say độc giả bao thế hệ.

Cảm nhận hình tượng Sóng trong hai khổ thơ đầu học sinh giỏi

2. Cảm nhận hình tượng Sóng trong hai khổ thơ đầu học sinh giỏi

Xã hội Việt Nam khi còn đặt trong khuân mẫu, các gia đình rất coi trọng lễ nghi và gia giáo, nên trai gái khi đến tuổi dậy thì thường không được tự do lựa chọn tình yêu cho mình và sẽ văng theo lời sắp xếp của cha mẹ, hay thường hay ngại ngừng không dám thổ lộ ình cảm đến người trong lòng. Rồi người phụ nữ ấy xuất hiện phá bỏ moi rào cản ấy – Xuân Quỳnh “bà hoàng thơ tình”. Những bài thơ của bà thường nói về tình yêu đôi lứa, những nét đẹp trong quan hệ trai gái. Đặc biệt là bài thơ “Sóng” bà khắc họa nên người con gái trong bài thơ không còn vẻ rụt rè, bị động trong tình yêu, chỉ biết chông chặt tình yêu trong đáy lòng mình; đã vượt qua những trở ngại về đạo lý, quan niệm cũ kĩ, lạc hậu vững chắc, mạnh mẽ giải bày tình cảm, khát khao được yêu cháy bỏng trong con tim.

Viết lên bài thơ nói thay nổi lòng của người con gái, Xuân Quỳnh đã sử dụng hai hình tượng “sóng” và “em”, hai yếu tố tưởng chừng chẳng liên quan đến nhau. Nhưng nó lại tồn tại song song, hòa hợp vào nhau.

Những tình cảm được coi là thiêng liêng trên đời và luôn được tôn trọng ngoài tình mẫu tử, mẫu tự, tình yêu gia đình, sau đó là đến tình yêu- tình yêu đôi lứa. Tình yêu là tình cảm của hai người đồng điệu về mặt cảm xúc sở thích dành cho nhau, trao nhau những hy vọng, khạt khao hạnh phúc, cùng nhau xây dựng gia đình trong tương lai. Tình yêu mang lại cho con người nhừng thứ cảm xúc khác nhau; có khi mang lại vui vẻ, đắm say có cả đau khổ, tủi hờn. Tình yêu cho con người ta cảm nhận được những hỉ, nộ, ái, ố của hồng trần; có thể đưa con người ta thay đổi cả nhân cách. Tiếng lòng tình yêu của một cô gái đang yêu, đã được Xuân Quỳnh khắc họa rõ nét trong bài thơ, qua hai khổ thơ đầu.

Tên bài thơ là “Sóng”. Hiểu theo nghĩa đen “Sóng” là những con sóng vổ rì rào trên mặt biển, có lúc mạnh mẽ lúc thì êm đềm thi nhau chạy vào bờ. heo nghĩa của bài thơ, hình ảnh “Sóng” được Xuân Quỳnh sử dụng có ý nghĩa vô cùng lớn, là hình ảnh ẩn dụng cho cái tôi trữ tình của tác giả, là tiếng lòng của người phụ nữ khi va vào tình yêu. Sóng và em tuy hai mà một, khi tách rời khi lại hòa nhập cộng hưởng với nhau, tạo ra những âm thanh trầm bỏng, quấn quýt đan hòa vào nhau. Tác giả soi mình vào sóng để thấy được những nét tương đồng:

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể”

Xuân Quỳnh sử dụng biện pháp tu từ đối lặp, các cặp tính từ mang sắc thái tương phản “dữ dội, dịu êm” “ồn ào, lặng lẽ”, cho thấy bản thân mọi vật, mọi việc luôn có điểm đối lặp nhau. Tình yêu trong em cũng vậy khi thì mạnh mẽ, đắm say, đôi lúc lại nhen nhàng, đằm thắm; lúc lại giận hờn, hờn ghen, trầm lặng. Như con song lúc thì hung dữ cuồn cuôn như muốn nuôt trôi mọi thứ, lúc thì yên ắng tàn hình tron làn nước. Tình yêu là cái thứ tình cảm gì, mà có biết bao cảm xúc khó hiểu như thế.

Và người phụ nữ trong muốn mắt kẹt vào những cảm xúc ấy, người đã xé tan mọi rào cản để vươn mình đến cánh cửa tình yêu đích thực. Ở hai phạm trù không gian khác nhau là song và bể. Sông là một không gian chặt hẹp, ngày ngày chỉ biết chảy từ nuồn này sang nguồn khác, sông có diện tích giới hạn không thể bao bộc hết những con sóng, sóng không thể tự do tung hoàng. Cũng vì khồn gian không đủ lớn nên sông không thể hiểu hết tâm tư tình cảm của sóng. Bể là nơi bao la, rộng lớn, là khát vọng là ao ước của những con sóng, chỉ có tấm lòng bao la của bể mới chứa đựng hết những con sóng, hiểu được hết tâm tư của sóng, chịu được tính khí thất thường của song. “Sóng tìm ra tận bể” khát khao của em, được vươn mình ra biển lớn, kiếm tìm cho mình một tình yêu chân chính, tình yêu định mệnh của mình. Thể hiện nét độc đáo của người phụ nữ hiện tại tìm ra “tận” sẽ rất xa xôi, khó khăn, nhưng vì tình yêu em sẽ làm được, nét táo báo của người phụ nữ hiện đại, chủ động và dũng cảm.

“Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ”

Sóng vẫn cứ trôi, vẫn chảy vào bờ rồi tan vào làn nước dù thời gian có trôi đi, dù ngày nay hay là ngày xưa. Tác giả xử dụng ở khổ thơ này cặp từ hô ứng: ngày xưa, ngày nay. Ngày xưa chỉ chiều không gian của quá khứ dài đằng đẳng. Ngày nay là cái tương lai người ta thường hay nói nhưng không biết bao giờ xuất hiện thể  hiện cho sự vĩnh hằng mãi mãi. Ngày xửa và ngày xưa, quá khứ hiện tại và tương lai là vẫn đề của thời gian. Tuổi trẻ con người rồi sẽ qua đi, vạn vật có tử có sinh vẫn sinh sôi nãy nở. Nhưng thơi gian vẫn là vô tận, vẫn không ngừng chảy trôi và con sóng cũng vậy. Nó “vẫn thế” vẫn ổn định , dù thời gian có tuần hoàn qua lại đời người co qua đi thì khát vọng, tình yêu trong em vẫn thế chẳng bao người thay đổi. Người phụ nữ ở quá khứ hay hiện tại, tuổi trẻ có qua đi, tương lại có bước tới thì vẫn giữ tấm lòng thủy chung, son sắt.

“Nỗi khát vọng tình yêu” trong em vẫn luôn rực lửa. Từ láy “bồi hồi” nhấn mạnh cảm giác đấm chìm, si mê trong tình yêu. Yêu và khát khao được yêu vẫn luôn bồi hồi trong ngực trẻ. 

Với tâm hồn của một người sĩ nữ như Xuân Quỳnh bà đã làm lên một bài thơ hết sức tinh tế, làm lên những đặc trung rất riêng. Sử dụng hình tượng “sóng” để ẩn dụ cho “em”, những biểu hiện thiên nhiên của sóng để nói lên nổi lòng của em. Nói lên được tấm lòng thủy chung của người phụ nữ, cũng là vẻ đẹp truyền thông của người phụ nữ Việt Nam.

>>> Tham khảo: Tìm hiểu những sáng tạo nghệ thuật của Xuân Quỳnh trong bài thơ Sóng học sinh giỏi

----------------------------------

Trên đây, Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu cách cảm nhận hình tượng Sóng trong hai khổ thơ đầu học sinh giỏi. Hi vọng đây là những thông tin bổ ích cho các bạn. Chúc các bạn học tập tốt. 

icon-date
Xuất bản : 20/10/2022 - Cập nhật : 20/10/2022