logo

Cảm nhận của anh/ chị về bà cụ Tứ trong đoạn trích sau: "Bà lão cúi đầu nín lặng..."

Đề bài: Cảm nhận của anh/ chị về bà cụ Tứ trong đoạn trích sau: 

"Bà lão cúi đầu nin lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiều cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà ri xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không.

Bà lão khẽ thở dài ngang lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân về tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được. Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con. May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thàng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giới bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được?

Bà lão khẽ dặng hăng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới".

- Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng...

Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hắn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài ra sân, Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời:

- Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giới cho khá... Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì con cái chúng mày về sau.

Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Ngoài xa dòng sông trắng uốn khúc trong cánh đồng tối. Mùi đốt đống rậm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt. Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?..."

Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ - Bài mẫu 1

Vợ nhặt là một trong những tác phẩm xuất sắc viết về người nông dân của nhà văn Kim Lân. Bằng ngòi bút nhân đạo của mình, người nghệ sĩ ấy không chi khác họa những hình ảnh chân thực đến mức xót xa về người nông dân mà qua đó còn nói lên niềm cảm thương sâu sắc trước số phận bấp bênh, khốn cùng của họ. Trong tác phẩm, cả ba nhân vật Tràng, Thị và mẹ Tràng đều có những nỗi niềm riêng, những khổ tâm riêng, song sau tất thảy trong tâm hồn họ vẫn ảnh lên những vẻ đẹp đúng được trân trọng. Nhân vật bà cụ Tứ - mẹ Tràng là nhân vật có tâm lí diễn biến khá phức tạp được nhà văn diễn tả rất thành công. Bà cụ Tứ trước hết là một người đàn bà, nghèo khổ, góa chồng, sống cùng con trai ở xóm Ngụ Cư, cậu con trai tên Tràng, dù đã lớn những anh cu khá ngờ nghệch, lại xấu xi, thô kệch. Hai mẹ con sống với nhau, cùng nhau trải qua những gian khổ của cuộc sống thiếu thốn xã hội những năm 1945. Bà chưa bao giờ dám nghĩ anh cu Tràng con minh sẽ có vợ dù lòng bà rất muốn có một người con dâu bởi bà biết con mình thế nào, hoàn cảnh của gia đình ra sao. Khi anh cu Tràng dắt vợ về chờ đợi mẹ trong căn nhà rách nát ấy, lúc về tới nhà, thấy một người đàn bà đang ngồi ở đầu giường của cậu con trai, bà rất ngạc nhiên. Và càng ngạc nhiên hơn khi nghe tiếng chào mẹ từ miệng người đàn bà ấy. Anh cu Tràng biết mẹ chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra bền cất tiếng " Kia nhà tôi nó chào u...Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ". Tiếng nói ấy, lời khảng định ấy được cậu con trai của bà thốt ra, bà vẫn chưa thể tin được đây là sự thật, cổ nhìn cho kĩ người đàn bà vẫn đang ngồi nơi đầu giường: "Bà lão hấp háy cặp mắt cho đỡ nhoèn vì tự dưng bà lão thấy mắt minh nhoèn thì phải. Bà lão nhìn kĩ người đàn bà lần nữa, vẫn chưa nhận ra người nào. Bà lão quay sang nhin con tỏ ý không hiểu". Hóa ra con bà đã có vợ, một đứa vừa xấu, vừa nghèo như cu Tràng lại có kẻ nhận theo về ư? Lòng bà vẫn chưa hết ngạc nhiên, còn đong đầy những câu hỏi thắc mắc pha lẫn tò mò. Khi dán hiểu ra mọi chuyện, biết Tràng nhặt được người đàn bà kia về làm vợ, bà chi biết "cúi đầu nin lặng" mà thôi. Xót thương biết bao cho số kiếp của con trai bà, bà nhớ về người chồng năm xưa của mình, nhớ về người con gái bà từng có những đã qua đời, bà càng thương, càng tủi, càng xót xa. Là một người mẹ, bà thương con vô bờ, bà biết con trai mình từ nay cũng đã yên bé gia thất, có mừng đấy chú, nhưng mừng thi ít mà lắng lo thì nhiều. Bà trách phận mình làm mę lại chẳng thể cho con lấy một ngày ấm êm, cũng chẳng có gì lo cho con khi con lấy vợ. Bà cũng nặng lòng biết bao khi người chết vì đói thì nhiều, mạng sống mỏng manh như sợi tóc treo ngàn cân, nhà thì thiếu thốn, khốn khó mà con trai lại lấy vợ lúc này. Rồi bà khóc vi thương con, thương cô con dâu mới , hai đứa rồi sẽ ra sao, có chăng vượt qua được kiếp nạn đọa đày này. "Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt". "Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá." "ù thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòn.". "Con ngồi xuống đây. Ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân". Làm sao có thể nói hết những yêu thương mà tấm lòng bà cụ dành cho con, những lời dịu dàng, chân thành được thốt lên từ trái tim ấm áp và sâu tận tâm can của người mẹ khiến ta không khỏi nghẹn lòng. "Bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng". Là một người từng trải, bà hiểu được rằng nếu không có nạn đói xảy ra, chắc gì con mình đa có vợ, đói khát thế, người ta mới tìm đến con mình. Dẫu vậy, thứ hạnh phúc nhỏ bé mà anh Tràng có được vẫn mang đến cho bà, cho gia đình nhỏ sự ấm áp. Dù biết phía trước còn những gập ghềnh, bà vẫn động viên con, khuyên lơn con. Bà dặn con phải sống yêu thương, thuận hòa, đùm bọc san sẻ nhau vượt qua cơn hoạn nạn. Trong lời dặn dò ấy, chứa chan cả một niềm tin rồi mai sẽ khác, rồi tương lai sẽ lại binh yên: "Rồi ra may mà ông giời cho không, ai giàu ba họ ai khó ba đời. Có ra thì con cái chúng mày về sau. Bà cụ nói toàn: chuyện vui, toàn chuyện sung sướng sau này". Trong buổi sáng sau ngày cô con dâu về, bà cố gắng dậy thật sớm, nhỏ sạch vườn cỏ trước nhà, quét dọn lại nhà cửa, vườn tược. Hơn ai hết, bà xem công việc ấy như một sự yêu quý và trân trọng của minh dành cho người con dâu mới đến, bà đón con trong niềm vui để con đỡ tủi phận mà an lòng. "Cái mặt bùng beo u ám của bà rạng rõ hàn lên. Bà lão xăm xăm thu dọn, quét tước nhà cửa". Bữa sáng đầu tiên đãi con dâu là một nồi cháo cám, dù là một món ăn chát đáng những bà vẫn cố mim cười vui vẻ để động viên con. Tuy nghèo khó đến thế, nhưng trong bữa ăn của buổi sáng hôm ấy ta vẫn cảm nhận được không khi gia đình đầy ấm áp, tỉnh cảm mẹ con vẫn dạt dào.

Cảm nhận của anh/ chị về bà cụ Tứ trong đoạn trích sau: "Bà lão cúi đầu nín lặng..."

Nhân vật bà cụ Tứ lấp lánh trong tác phẩm những đức tính cao đẹp của người phụ nữ, người mẹ Việt Nam. Đó là sự đảm đang, lòng nhân hậu, vị tha, tinh thương yêu con vô bờ bên và sự kiên cường trong ý chí. Trong gian nan, giữa ngàn sự chết chóc, trăm vạn mối lo toan, bà vẫn lạc quan, vẫn không nuôi hy vọng và niềm tin vào một ngày mai tốt đẹp.

Bằng cách kể chuyện hấp dẫn, sự thấu hiểu tâm lý, lòng người đã giúp nhà văn đi sâu vào từng ngõ ngách tâm hồn của nhân vật, để khi đọc những trang văn viết nên từ ngòi bút ấy, ta được sống với những cảm xúc cùng nhân vật để cùng hạnh phúc, cùng lo lắng, cùng khóc, cùng cười. Thật cảm ơn Kim Lân đã dành cho những người nông dân lam lũ một tình yêu thương vô bờ và bền chặt đến vậy.

Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ - Bài mẫu 2

Những năm tháng trước cách mạng tháng Tám, số phận người nông dân trong trang viết của các nhà văn khốn khổ đến mức tột cùng. Ở Ngô Tất Tố, ta bắt gặp chị Dậu với bầu trời tăm tối, ở Nguyễn Công Hoan là tình cảnh cho vay lấy lãi nặng nề. Còn đến Kim Lân, sau nỗi đau của ông Hai, nhà văn lại tìm về với nạn đói 1945 với câu chuyện ngắn “Vợ nhặt”. Kim Lân – nhà văn được mệnh danh là cha đẻ của đồng ruộng, là nhà văn một lòng đi về với đất với trời với những giá trị thuần hậu nguyên thủy của con người Việt Nam. Văn Kim Lân hấp dẫn người đọc bởi cốt truyện đơn giản, lối kể hấp dẫn và khả năng phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo. Trong truyện ngắn “Vợ nhặt”, Kim Lân đã thành công ở việc xây dựng diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ qua đoạn trích sau: " Bà lão cúi đầu nín lặng... U cũng mừng lòng".

Bà Tứ là người dân xóm ngụ cư vốn không được coi trọng ở vùng nông thôn lúc bấy giờ. Hơn nữa, xóm ngụ cư của bà Tứ cái đói đã tràn đến từ lúc nào. Người chết như ngả rạ. xác chết nằm còng queo bên đường…Trong cuộc sống như vậy, mẹ con bà Tứ hẳn nhiên phải đối mặt với cái đói khát và cái chết cận kề. Ngôi nhà bà Tứ “đứng rúm ró” trên một mảnh vườn mọc lổn nhổn những khóm cỏ dại. Trong nhà chỉ có vài vật dụng sơ sài. Suốt cuộc đời, bà Tứ phải vật lộn với miếng ăn, với cuộc sống mưu sinh, sống trong sự nghèo khổ, sống trong cuộc sống dai dẳng của mình. Nghĩ đến cuộc đời của mình, bà Tứ vừa buồn vừa khổ, vừa xót xa cho số kiếp của mình, của con mình.

Truyện ngắn “Vợ nhặt” được đặt trong bối cảnh nạn đói thê thảm năm 1945 với trên hai triệu đồng bào nước ta bị chết đói. Trong cái chết bủa vây ấy, Tràng dẫn cô vợ về nhà ra mắt mẹ. Sự kiện này làm xáo động cả vùng quê, cả xóm ngụ cư nghèo khổ. Họ ngạc nhiên vì trong thời buổi đói khát này, Tràng lại liều mạng rước thêm một miệng ăn. Là người trong cuộc nhưng chính Tràng cũng ngạc nhiên không kém, anh không thể ngờ được mình lại có vợ, vợ theo, lấy vợ một cách hiển hách. Rồi đến cả bà cụ Tứ, dường như bà như không dám tin vào mắt vào tai mình. Việc Tràng dẫn người con gái lạ về ra mắt mẹ đã khiến cho bà cụ Tứ ngạc nhiên. Khi vào nhà, bà lão “đứng sững lại”. Bà tự đặt ra một loạt những câu hỏi trong suy nghĩ “Người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ?”, “Sao lại chào mình bằng u?”, “Ai thế nhỉ?”. Ngay cả khi Tràng mở lời: “Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ !”, bà Tứ vẫn “băn khoăn” không dám tin về sự xuất hiện của người vợ nhặt. Tâm trạng của bà cụ Tứ khi nhìn thấy sự xuất hiện của người vợ nhặt trong nhà giúp cho tình huống Tràng nhặt vợ trở nên chân thực, khách quan.

Khi anh Tràng đưa thị về ra mắt bà Tứ là một chi tiết nhỏ nhưng lại có sức ám ảnh và lay động người đọc. Khi hiểu ra “cơ sự”, người mẹ nhạy cảm nhận ra cảnh bi hài của câu chuyện, để rồi nỗi tủi thân đã hóa thành nước mắt “trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt”. Lòng bà ngổn ngang trăm mối, chồng chất bao nỗi niềm suy tư. “Kẽ mắt kèm nhèm” là sự hiện hình của một bức chân dung đầy khổ hạnh của người phụ nữ nông dân lớn tuổi. Là biểu hiện của tình mẫu tử thiêng liêng: tình thương con thắt lòng. Từ “rỉ” miêu tả giọt nước mắt ít ỏi, khó khăn. Dường như bà cụ Tứ đang phải kìm nén cảm xúc của chính mình, bao nhiêu tủi phận, cay đắng, xót xa như nghẹn lại trong lòng khiền bà không thể khóc. Hình ảnh “giọt nước mắt” trong lần miêu tả thứ nhất của bà cụ Tứ khiến người đọc đắng lòng bởi số kiếp nghèo khổ, khốn khó, tội nghiệp của con người. Biết bao nhiêu cơ cực của cuộc đời đã chất chứa, dồn tụ và ứ nghẹn trong dòng nước mắt hiếm hoi, ít ỏi ấy. Viết về hình ảnh “giọt nước mắt”, Nguyễn Khuyến trong bài Khóc Dương Khuê cũng có câu:

“Tuổi già như hạt lệ sương

Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan”

hay Nam Cao khi miêu tả nước mắt của Lão Hạc “Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra”. Những năm tháng trải đời với biết bao cay đắng khiến cho họ dù đau đớn nhưng cũng đã cạn khô nước mắt , chai sạn với cuộc đời nên những dòng nước mắt chỉ là sự “rỉ” ra hiếm hoi mà thôi.

“Giọt nước mắt” ấy thể hiện sự hờn tủi cho thân phận nghèo khổ,xót thương cho đứa con của bà cụ Tứ. Bà cụ tủi thân vì cho rằng mình chưa làm tròn bổn phận người mẹ “chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì…”. Với người phụ nữ Việt Nam thì nào đâu chỉ có việc mang nặng đẻ đau, nuôi con trưởng thành, mà còn phải lo cho con yên bề gia thất. Cha mẹ nào chưa lo được tấm chồng, cô vợ cho con thì chết không nhắm mắt được. Với quan niệm truyền thống ấy, bà cụ Tứ cũng hiện lên đầy tâm sự. Trong lời độc thoại ở trên, bà đã thầm so sánh “người ta” với “mình”, nghĩ đến người ta, bà thấy tủi thân mình, vì người ta giàu có, có của ăn của để lo được cho con, còn bà thì có “dăm ba mâm cơm” cũng không lo được cho con. Đằng sau dấu chấm lửng mà Kim Lân cố tình để lại ấy là nỗi lòng, là nước mắt của người mẹ già tội nghiệp. Rồi bà xót thương cho “số kiếp đứa con mình” vì bà hiểu rằng con trai bà không được bình thường, không được may mắn như con nhà người. Hơn nữa, Tràng lại lấy vợ trong hoàn cảnh đáng thương bởi bà hiểu trong hoàn cảnh nà nuôi mình còn chẳng nổi lại còn phải đèo bòng thêm một đứa. Điều này đã chứng tỏ bà cụ Tứ là một người mẹ nghèo thương con. Tuy nhiên, thương thì ai cũng thương nhưng tình thương của bà còn chất chứa cả nỗi đau, tủi hờn, ai oán.

Chi tiết miêu tả bà cụ Tứ khóc lần thứ hai “nước mắt cứ chảy ròng ròng xuống” vẫn xuất hiện trong cuộc gặp gỡ người con dâu. Nếu như lần miêu tả thứ nhất giọt nước mắt của bà Tứ, Kim Lân dùng từ “rỉ” thì lần này, nhà văn lại sử dụng từ láy “ròng ròng”. Cách khóc “ròng ròng” giống như một sự giải tỏa, gột rửa những nỗi đau, tủi hận. Tiếng khóc lúc này không còn là sự kìm nén mà còn là sự giãi bày. Bà khóc để sẻ chia lòng mình, để tìm được sự thông cảm từ các con. Nhưng thật đặc biệt là lúc này anh Tràng đã đi ra ngoài, chỉ còn lại không gian riêng giữa bà Tứ và nàng dâu. Điều này đã cho thấy bà Tứ không chỉ thương con trai, thương bản thân mình mà còn thương người đàn bà xa lạ. Dường như hai người đàn bà đã tìm thấy điểm chung. Đó chính là sự sẻ chia, nương tựa vào nhau của những mảnh đời khốn khó. Khi miêu tả giọt nước mắt lần hai, Kim Lân đã sử dụng từ láy “ròng ròng”.

Tuy nhiên, giọt nước mắt lần thứ hai đã cho thấy một diễn biến tâm lý hoàn toàn khác của bà Tứ. Nếu như lần thứ nhất, bà chua xót cho số phận của mình, thương con trai thì lần thứ hai “mừng”cho hạnh phúc của các con. Bao nhiêu nỗi niềm được nén lại của người mẹ trong mấy chữ:“Ừ! thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng”. Mẹ chỉ “mừng lòng” chứ không phải là “vui lòng”. Vì một lẽ giản đơn, đặt trong hoàn cảnh đói kém như thế nỗi mừng chưa đủ để gọi là vui. Nhưng chính câu nói ấy đã xua tan nỗi phấp phỏng lo âu cho Tràng, xóa đi nỗi bẽ bàng, lo sợ cho người con dâu, thổi vào tâm hồn đôi trẻ một luồng gió mới và mở ra một hạnh phúc trong tầm tay. Bà cụ khuyên nhủ, động viên con những điều chí tình, đôn hậu, tràn đầy niềm lạc quan. Là người từng trải, kinh qua bao nỗi nhọc nhằn nên người mẹ ấy hiểu lắm, cảm thông lắm. Khổ đau, đói rét không quật ngã được người mẹ ấy vì mẹ tin rằng: “Ai giàu ba họ, ai khó ba đời”. Đó cũng là triết lý sống dân gian đã dưỡng nuôi bao tâm hồn con người Việt. Mẹ động viên “Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi may ra ông giời cho khá…”. Lời động viên ấy là lời chí tình là cả niềm tin mãnh liệt của bà. Bà dặn dò, bảo ban hai con “Cốt làm sao chúng mày hòa thuận là u mừng rồi”. Lời khuyên ấy của người mẹ là món quà vô giá, gói trọn bao tình yêu thương vô bờ của bà dành cho các con. Tấm lòng người mẹ ấy cao đẹp biết nhường nào!

Hơn nữa, bà còn lo lắng cho tương lai của các con. Kim Lân hai lần tả bà cụ Tứ khóc và bốn lần trực tiếp tả nỗi lo lắng của bà: “Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?”. Nghĩ về cuộc đời mình bà lại càng lo cho con: “Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không ?”. Lần thứ hai, người mẹ nghèo khổ ấy để những giọt nước mắt lo lắng, tủi buồn của mình chảy ròng ròng trên khuôn mặt già nua khắc khổ:“Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá”. Đến lúc nghe tiếng trống thúc thuế đầu làng, bà cụ lại một lần nữa xót xa: “Giời đất này không biết có sống qua được không các con ạ?”. Nỗi lo lắng ấy và nước mắt bao lần chảy xuôi chính là lòng yêu thương con vô bờ bến của người mẹ Việt Nam. Thật đáng tự hào và quý trọng biết bao.

Gạt đi nước mắt để sống lạc quan, bà là điểm tựa cho hạnh phúc của đôi vợ chồng son. Bà dậy sớm cùng con dâu thu dọn nhà cửa như để đón chào một cuộc sống mới tươi vui hơn “làm ăn có cơ khấm khá hơn” đang mở ra ở phía trước. Khuôn mặt bà cụ Tứ có sự thay đổi từ “bủng beo u ám” nay đã “rạng rỡ hẳn lên”. Kim Lân đã làm thay đổi mạch cảm xúc của toàn bộ câu truyện. Cái khuôn mặt ấy ngày hôm qua “bủng beo u ám” bao nhiêu thì hôm nay “rạng rỡ” bấy nhiêu đã làm cho sức sống của câu truyện bỗng bừng sáng ở những dòng cuối. Bà cụ Tứ quả thật đã như được hồi sinh lần thứ hai. Bà đã nhóm lên bếp lửa niềm tin cho các con bằng chính ngọn lửa lạc quan đang thắp sáng cõi lòng bà. Bữa ăn đầu đón nàng dâu thật thảm hại nhưng tất cả đều ăn rất ngon, vui vẻ. Dù ăn cả “chè khoán” bằng cám nhưng bà cụ vẫn tươi cười, chuyện trò rôm rả, thân mật với hai con. Bà lão nói “toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này: Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà. Hình ảnh đàn gà trong câu chuyện của bà cụ Tứ như một liều thuốc tinh thần mở ra bao điều tốt đẹp. “Đôi gà – đàn gà” là sự sinh sôi – sự sinh sôi lấn át sự huỷ diệt, sự sống lấn át cái chết. Chính câu chuyện ấy đã thổi hồn vào bữa ăn, vào khát vọng hạnh phúc của Tràng và người đàn bà. Về điều này, Kim Lân khẳng định “Khi đói người ta không nghĩ đến con đường chết mà chỉ nghĩ đến con đường sống”. Đó cũng là tinh thần của nhân dân ta từ bao đời nay “Còn da lông mọc còn chồi nảy cây”. (Ths Phan Danh Hiếu)

“Cái đẹp cứu vớt con người” (Đôxtôiepki). Vâng Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân thể hiện rõ sức mạnh kì diệu ấy. Ánh sáng của tình người, lòng tin yêu vào cuộc sống là con nguồn mạch giúp Kim Lân hoàn thành tác phẩm. Ông đã có đóng góp cho văn học Việt Nam nói chung, về đề tài nạn đsoi nói riêng một quan niệm mới về lòng người và tình người. Đọc xong thiên truyện, dấu nhấn mạnh mẽ nhất trong tâm hồn người đọc chính là điểm sáng tuyệt vời nhất.

Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ - Bài mẫu 3

Kim Lân là một trong số những tác giả nổi bật nhất của nền văn học hiện thực Việt Nam trong cả hai giai đoạn trước và sau cách mạng tháng Tám, mặc dù số lượng tác phẩm để lại không nhiều, nhưng tác phẩm nào của ông cũng hay và ấn tượng. Sở dĩ những sáng tác của ông để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc là bởi Kim Lân vốn là một người con của làng quê, ông sống trong cái nghèo đói và mang trong mình những tình cảm nồng hậu chất phác của một người thôn quê chính hiệu. Cuộc sống của người nông dân được tái hiện trong các tác phẩm của ông rất gần gũi, chân thực, trong đó ẩn chứa tất cả những sự cảm thông, thấu hiểu, bộc lộ được nhiều khía cạnh mà có lẽ các nhà văn khác không thể chạm tới. Một trong số các tác phẩm nổi tiếng nhất của Kim Lân phải kể đến Vợ nhặt, truyện tái hiện lại cuộc sống khắc nghiệt của người nông dân trong nạn đói năm 1945. Trong đầy rẫy những tuyệt vọng, đau thương, người ta vẫn thấy được ánh sáng của niềm hy vọng sống, niềm tin vào một tương lai tốt đẹp hơn, đặc biệt là vẻ đẹp tâm hồn, lòng yêu thương con người cũng được thể hiện rõ nét trong các nhân vật, tiêu biểu là nhân vật bà cụ Tứ - mẹ Tràng.

Cụ Tứ là nhân vật có ít "đất diễn" trong tác phẩm Vợ nhặt, thế nhưng bà lại là điểm sáng của cả tác phẩm, ở nhân vật này ta thấy được nhiều vẻ đẹp tổng hòa, bao gồm vẻ đẹp của tình mẫu tử thiêng liêng sâu sắc, vẻ đẹp của tấm lòng lương thiện, biết cảm thông chia sẻ, và niềm tin mãnh liệt vào một cuộc sống tốt đẹp.

Có thể nói rằng cụ Tứ là nhân vật tiêu biểu, đại diện cho một thế hệ các bà các mẹ trong giai đoạn đất nước nhiều đau thương. Hình ảnh cụ Tứ trong truyện cũng xuất hiện với những nét vẽ rất đơn giản "húng hắng ho, một bà lão lọng khọng từ rặng tre đi vào. Vừa đi vừa lẩm bẩm tính toán gì trong miệng", nhưng cũng đủ tái hiện hình ảnh của một người đàn bà trải qua biết bao thăng trầm của cuộc đời. Bà xuất thân trong một gia đình nông dân, sống cuộc đời nghèo khó, lấy chồng sinh con, chồng mất sớm, một tay bà tần tảo làm lụng vất vả nuôi con, sau lại gặp nạn đói hoành hành. Bà cụ Tứ sống dựa vào người con trai duy nhất là Tràng trong căn nhà tồi tàn, rách nát, cuộc sống bấp bênh bữa đói bữa no. Không chỉ thế trong lòng bà cụ còn luôn mang trong mình mặc cảm không cưới nổi cho con một cô vợ, chỉ vì bà nghèo quá, cả cuộc đời vẫn trắng tay, điều đó làm bà càng thêm yêu thương và tội nghiệp đứa con trai duy nhất của mình.

Đi sâu vào nội tâm nhân vật bà cụ Tứ, ta dần thấy những vẻ đẹp tâm hồn đáng quý hiện ra, trước hết là vẻ đẹp của tình mẫu tử thiêng liêng. Khi nghe anh Tràng thông báo chuyện cưới vợ, bà lão vẫn chưa hiểu ra cớ sự, phần vì bất ngờ, phần vì không thể tin được lại có một người đàn bà chịu về làm vợ con trai mình, chịu sống trong căn nhà tồi tàn, rách nát của bà. Nhưng sau năm lần bảy lượt anh Tràng giải thích và khẳng định, bà cụ cuối cùng cũng tin đó là sự thật, tuy nhiên thay vì vui mừng, trong lòng bà lại dấy lên biết bao nhiêu tâm sự, một nỗi buồn bắt đầu len lỏi trong tâm hồn già nua của người đàn bà khắc khổ "Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi". Đời bà đã trải qua biết bao nhiêu những đắng cay, tủi hờn, bà cũng hiểu rõ con người đến tuổi dựng vợ gả chồng, ai cũng mong muốn được một hạnh phúc nho nhỏ, dẫu là giàu sang hay nghèo khó. Thế nhưng nhìn lại phận mình, phận con trai bà, lòng bà cụ lại tràn đầy những chua xót không tên. Bà tủi phận vì nghèo khó mà không lo cho con nổi một đám cưới, để nó phải tự lấy về một người vợ, một người đàn bà chắc cũng đến bước đường cùng mới phải về đây. Càng nghĩ bà lại càng thấy "ai oán xót thương cho số kiếp con trai mình", cái sự xúc động, tủi thân ấy khiến "trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai hàng nước mắt". Tấm lòng thương con của bà còn thể hiện trong nỗi lo lắng "biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau qua cơn đói khát này không". Bà không trách móc con trai tự làm chủ chuyện hôn nhân đại sự, mà lòng người mẹ nhân từ chỉ xuyên suốt một nỗi lo đau đáu rằng biết rồi mai đây vợ chồng chúng có vượt qua cơn đói khát này để sống đời với nhau được hay không, hay lại làm khổ nhau. Cụ Tứ thương con, lòng bồi hồi vì có dâu mới, cũng lại trăn trở một nỗi lo lắng cho cuộc đời của người con trai duy nhất. Thế nhưng cụ không suy nghĩ, buồn rầu quá lâu, người ta nhanh chóng nhìn thấy ở cụ sự thông suốt, thấu hiểu, tự vực dậy tinh thần của mình "Người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này, người ta mấy lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được. Thôi bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con...Chẳng may ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được?". Cụ đã chấp nhận cái đám cưới chớp nhoáng giữa nạn đói kinh hoàng, đồng thời mở lời động viên các con, săn sóc đến người phụ nữ vừa bước vào nhà làm dâu, vun vén cho vợ chồng Tràng bằng những lời của tổ tiên "Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời?". Bà kín đáo giấu đi những trăn trở lo toan vào lòng, mở ra cho các con của mình một hy vọng tốt đẹp vào tương lai.

Cụ Tứ có tấm lòng bao dung, cảm thông sâu sắc với số phận con người, điều đó bộc lộ rõ nét nhất thông qua cái cách mà bà đối xử với thị - vợ Tràng. Hai người đàn bà một già một trẻ gặp mặt nhau trong một tình huống kỳ lạ - một đám cưới chớp nhoáng, họ đã trở thành mẹ chồng - nàng dâu ngay từ lần đầu tương ngộ. Thế nhưng không vì sự đường đột xuất hiện của thị mà cụ Tứ tỏ ý xa cách, trái lại bà rất thấu hiểu, bà thương cho thị gặp phải bước khó khăn mới chịu lấy đến con trai bà, cho con trai bà một gia đình. Để cho thị đỡ lúng túng, xấu hổ bà mở lời đồng ý chuyện hôn nhân "ừ, thôi các con đã phải duyên phải kiếp với nhau u cũng mừng lòng". Rồi khi thấy bộ dạng xấu hổ, tả tơi của thị "lòng đầy thương xót" vội giục "Con ngồi xuống đây. Ngồi xuống cho đỡ mỏi chân", bà đã dang rộng vòng tay thương cảm cho thị một con đường, xóa đi cái sự xa lạ trong lòng thị, để thị được vững tin vào cái đám cưới kỳ lạ này, đồng thời xem thị chính thức là dâu con trong nhà mà đối xử. Bà nghĩ đến sự thiệt thòi của một người phụ nữ không có cỗ cưới trong ngày trọng đại nhất cuộc đời mà thầm thương xót thị, chính lẽ ấy nên bà đã thân mật với cô con dâu mới những lời từ đáy lòng "cốt làm sao chúng mày hòa thuận là u vui lắm rồi. Năm nay đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này u thương quá", nói đoạn không kìm nổi nỗi xúc động, xót xa bà lão "nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt chảy xuống ròng ròng". Lòng thương con của người mẹ, sự xót xa cho cuộc đời mình, cùng tấm lòng đồng cảm với thị đã khiến cụ Tứ không nén nổi nước mắt, cuộc đời này bà có lẽ đã khóc nhiều, nhưng khóc lần này chắc là mang nhiều xúc cảm hỗn độn nhất.

Ngoài tình mẫu tử cao đẹp, tấm lòng bao dung nhân hậu, Kim Lân còn khắc họa ở cụ Tứ một vẻ đẹp đáng quý khác, ấy chính là niềm tin vào cuộc sống, vào tương lai ngay giữa những năm tháng tối tăm nhất. Dù đã già cả, không còn được bao nhiêu năm tháng nhưng cụ Tứ vẫn tin tưởng sẽ có một ngày nạn đói đi qua, cuộc sống sẽ khấm khá hơn, bà cũng gieo niềm tin đó vào tâm trí con trai, con dâu của mình. Bà hăm hở cùng con dâu dọn dẹp nhà cửa, cái mặt bủng beo của bà tươi tắn rạng rỡ hẳn lên. Đối diện với một bữa ăn sáng đạm bạc, khắc khổ "giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, một dĩa muối ăn với cháo" nhưng cả nhà ăn rất ngon lành, bà cụ vừa ăn vừa hăng say kể chuyện làm ăn, vẽ ra một tương tươi sáng trước mắt vợ chồng Tràng, lên kế hoạch nuôi gà đẻ trứng,... Hình ảnh nồi cháo cám đắng nghét mà cụ Tứ dùng để chiêu đãi các con mừng tân hôn, không chỉ thể hiện tấm lòng của người mẹ, vì không có tiền mà chỉ tìm được ít cám nấu cho con một bữa ăn. Mà nó còn là lời nhắc nhở sâu kín của bà với vợ chồng Tràng rằng, cuộc sống mới chỉ bắt đầu, những khó khăn, vất vả về sau sẽ còn nhiều hơn, vợ chồng phải cố gắng cùng nhau vượt qua những khổ ải, đắng cay như nồi cháo cám nay thì mới mong vào một tương lai hạnh phúc ấm êm được. Có thể nói rằng, tuy là người già cả nhất, thế nhưng bà cụ lại người có sức sống mạnh mẽ với niềm hy vọng vào tương lai mãnh liệt nhất, chính bà là người mở ra trước mắt con trai con dâu những niềm tin vào tương lai, vào cuộc sống, biết bản thân không thể làm gì hơn, nên cách duy nhất bà có thể giúp họ ấy chính là ra sức động viên các con. Cuối cùng tổng kết lại tất cả những vẻ đẹp của cụ Tứ đều bắt nguồn từ tình mẫu tử thiêng liêng sâu sắc.

Có thể nói rằng mỗi nhân vật trong tác phẩm Vợ nhặt đều là một điển hình cho những người nông dân Việt Nam trong nạn đói năm 1945, ở họ hiện lên những vẻ đẹp phẩm giá, nhân cách, nghị lực, niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, mà ở cụ Tứ là tình mẫu tử thiêng liêng, tấm lòng bao dung, cùng với hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn. Điều đó thể hiện tấm lòng nhân đạo của Kim Lân trong sáng tác của mình, giữa đói khổ, chết chóc tăm tối, thế nhưng nhà văn không hướng người đọc đến sự bi quan tiêu cực, thay vào đó lại thắp sáng đêm đen bằng những vẻ đẹp tiềm ẩn trong từng số phận nghèo khổ.

icon-date
Xuất bản : 24/03/2022 - Cập nhật : 20/11/2022