logo

Cái nhàn của người cư sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn

Tham khảo Dàn ý cái nhàn của người cư sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn ngắn gọn, chi tiết, hay nhất. Qua các dàn ý sau đây sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính và cách triển khai các luận điểm nhằm hoàn thiện bài viết một cách hoàn chỉnh nhất. Mời các bạn cùng tham khảo!


Dàn ý cái nhàn của người cư sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn - Mẫu số 1

Cái nhàn của người cư sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn - Toploigiai

I. Mở bài:

Giới thiệu tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm và bài thơ “Nhàn”

II. Thân bài:

- 2 câu đề:

Số từ“một” lặp lại ba lần

Nhịp điệu trong hai câu thơ đầu thểhiện sựthong thả, ung dung

Gợi lên cuộc sống thanh đạm, nhàn nhã, và chan hòa cùng thiên nhiên.

Tâm trạng của một kẻsĩ “an bần lạc đạo”, vượt lên trên nỗi lo lắng bon chen của đời thường đểtìm đến cái thú vui của ẩn sĩ.

- 2 câu thực

“Nơi vắng vẻ”: nơi thôn quê yên tĩnh

“Chốn lao xao”: nơi thành thị, chốn quan trường.

Quan niệm “khôn” và “dại": -> trái ngược với quan niệm thông thường.

Đối lập giữa “nơi vắng vẻ” với “chốn lao xao” -> khẳng định cách sống nhàn cư ẩn dật, xa lánh chôn vinh hoa, chạy theo vật chất tầm thường. -> thế hiện sự kiên định đối với lối sống của mình, mỉa mai thói đời, thói người đời và bộc lộ cái cao ngạo của kẻ sĩ.

- 2 câu luận

Bức tranh tứ bình về cuộc sống 4 mùa -> lối sinh hoạt giản dị.

Lối sống thuận theo tự nhiên , hòa hợp với thiên nhiên, mùa nào thức ấy, bình dị mà không kém phần thanh cao.

- 2 câu kết

Sử dụng điển tích

Thái độ coi thường phú quý, danh lợi: phú quý, danh lợi chỉ như một giấc mơ dưới gốc hòe, tiền bạc công danh cũng chỉ là phù du, hư vô. -> cái nhìn của một bậc đại nhân, đại trí.

III. Kết bài:

Khẳng định giá trị của tác phẩm và phong thái sống của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm.


Dàn ý cái nhàn của người cư sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn - Mẫu số 2

Cái nhàn của người cư sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn - Toploigiai (ảnh 2)

I. Mở Bài
    Giới thiệu bài thơ: "Nhàn" là một bài thơ hay và tiêu biểu cho hồn thơ và nhân cách sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm, quan niệm sống nhàn được ông thể hiện vô cùng bình dị mà tinh tế.

II. Thân Bài
* Cái "nhàn" trong cuộc sống của tác giả:
- Cuộc sống thuần nông với thú vui cùng ruộng vườn.
- Những vật dụng trong lao động: Mai, cuốc, cần câu,...
- Kiên định với lẽ sống lựa chọn: "thơ thẩn" với ruộng đồng, chẳng bận tâm chi chuyện người sung, kẻ sướng
- Sinh hoạt của ông cũng gắn với thiên nhiên, hoà hợp với thiên nhiên
+ Thức ăn đạm bạc như măng trúc, giá,...từ thiên nhiên
+ Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
=> Bức tranh cuộc sống êm đềm, thong dong, tự do, một cuộc sống gần gũi và hòa hợp với tự nhiên, lấy thiên nhiên làm bạn tâm tình tri kỷ.
* Vẻ đẹp nhân cách của nhà thơ
- Tự nhận mình là " dại", chọn chốn " vắng vẻ" nơi không có tranh giành, mưu đoạt, xua nịnh, bon chen.
- Thái độ coi thường phú quý, xa hoa: xem giàu sang, phú quý tựa giấc chiêm bao.

III. Kết Bài

    Với Nguyễn Bỉnh Khiêm, sống nhàn không phải là sống ích kỉ, thoát ly thực tại để giữ cho riêng mình, mà là lối sống thanh cao giữa cuộc đời, sống trọn vẹn và gắn bó với nhân dân, với dân tộc.

 

---/---

Trên đây là Dàn ý cái nhàn của người cư sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn do Top lời giải sưu tầm được, mong rằng với nội dung tham khảo này các em có thể triển khai bài văn của mình tốt nhất, chúc các em học tốt môn Văn!

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021