logo

Cách tạo hứng thú học online hiệu quả nhất

Câu hỏi: Cách tạo hứng thú học online hiệu quả nhất

Trả lời:


1.Ứng dụng đa dạng công nghệ

      Ngày nay, sử dụng công cụ hỗ trợ dạy học trực tuyến là cách dạy học online đem lại những tiện ích vượt trội. Giúp giảm tải các khó khăn và bất lợi so với các phương pháp dạy học truyền thống. Tham khảo ngay một số công cụ giúp truyền tải và kết nối học viên và giáo viên hiệu quả nhất hiện nay.


Các phần mềm dạy học trực tuyến

Cùng với nhu cầu dạy học tăng cao, các phần mềm hỗ trợ livestream và lưu trữ bài giảng online ngày càng phát triển trên thị trường hiện nay. Những phần mềm này chính là công cụ hỗ trợ cần thiết cho các thầy cô và học sinh trên cả nước.

Cách tạo hứng thú học online hiệu quả nhất

+ Hệ thống E-Learning chuyên nghiệp, bài bản.

+ Phòng học tương tác đa chiều tạo cảm giác như đang ngồi trong lớp học trực tiếp.

+ Hỗ trợ đa dạng các thiết bị: PC/Laptop/Mobile mang lại tiện ích tối đa cho học viên học tiếng.

+ Tổ chức các kỳ thi kiểm tra và đánh giá năng lực.

+ Chủ động thời gian cho học viên: các học viên có thể học bất cứ khi nào. Bên cạnh đó vẫn đảm bảo hoàn thành đủ chương trình học.

Một số phần mềm dạy học trực tuyến các bạn có thể tham khảo như: Edubit, Schoolbus, Udemy,….


Cách dạy học online qua các trang mạng xã hội

Tận dụng tính năng của mạng xã hội, các trung tâm du học cũng hỗ trợ giảng dạy bằng phương pháp livestream trên: 

+ Fanpage

+ Trang cá nhân

+ Các nhóm chat

+ Group lớp

Trong bài này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn 5 mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay là Facebook, Skype, Zalo, Youtube và Twitter.


+ Dạy học trực tuyến trên Facebook:

    85% người dùng Internet hiện nay đều có ít nhất 1 tài khoản Facebook. Hiện nay, các trung tâm đào tạo thường livestream để giải đáp thắc mắc của khách hàng. Bên cạnh đó, truyền tải các kiến thức, bài giảng đến học viên . Cách dạy học online này vừa tiện lợi, vừa tăng khả năng tương tác và tiếp cận các khách hàng tiềm năng.


+ Cách dạy online qua Skype:

   Skype vẫn luôn giữ vị trí đầu khi đánh giá về các công cụ liên lạc. Đây là công cụ được ưa chuộng nhất để giảng dạy, truyền tải nội dung bài học giữa giáo viên và các học viên. Tính năng “Skype in the Classroom” giúp mở rộng việc học giữa các lớp với nhau, hỗ trợ tối đa cho bài giảng.


+ Cách dạy học online thông qua Zalo:

   Ngoài cách dạy online qua Skype, Zalo cũng là lựa chọn hàng đầu cho các trung tâm đào tạo. Là một ứng dụng do người Việt Nam phát triển với tính bảo mật về thông tin và các tin nhắn cực cao. Với các chức năng như: chat video, chat voice, tạo nhóm, chia sẻ link, video nhanh chóng. Zalo cũng là một mạng xã hội giúp bạn và học viên tương tác với nhau.


+ Dạy học thông qua Youtube:

   Chắc chắn, bạn không thể tìm ở đâu chứa nhiều nội dung bài học đa dạng và chi tiết như Youtube. Chỉ cần sử dụng điện thoại, máy tính bảng, laptop, bạn có thể truyền tải thông tin bài giảng dễ dàng. Không chỉ đến học viên của mình mà còn đến nhiều cá nhân khác quan tâm đến chuyên ngành này. Youtube chính là công cụ hỗ trợ hiệu quả cho cách dạy học online và offline.


+ Truyền tải bài giảng thông qua Twitter:

Mặc dù Twitter chưa phổ biến tại Việt Nam, nhưng đây cũng là một công cụ online rất hiệu quả. Với mạng lưới đa quốc gia, bạn có thể nhận được bài giảng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.


2.Bắt đầu bài giảng với một trò chơi

    Để tạo hứng thú cho học sinh xuyên suốt trong một buổi học thì cách vào bài có lôi cuốn, hấp dẫn là điều vô cùng cần thiết. Thay vì vào bài trực tiếp thì các thầy cô hãy bắt đầu với một vấn đề mà có thể thu hút học sinh tham gia và đó cũng là cách hiệu quả nhất để học sinh nhanh chóng vào bài. Ví dụ, chuẩn bị một trò chơi liên quan đến bài giảng, một trò chơi khởi động hay đó là trò chơi giúp học sinh ôn lại bài cũ để làm học sinh thấy hứng thú ngay từ đầu.

Một số trò chơi khởi động đầu tiết học có thể kể đến như: Mảnh ghép; Ai nhanh ai đúng; Trò chơi ô chữ; Nhìn hình đoán chữ,…


3.Lồng ghép câu chuyện minh họa cho bài giảng

    Đây cũng là một cách tuyệt vời để thay đổi “khẩu vị” bài giảng. Vì sao học sinh thường rất thích nghe kể chuyện? Đơn giản vì điều đó làm giải tỏa những căng thẳng trong quá trình học tập. Chúng được phép tưởng tượng theo những gì thầy cô kể thay vì nhìn chằm chằm vào sách, vào vở hay chiếc bảng đen, những thứ đôi khi khiến chúng nhàm chán. Nhưng phải kể gì và phải kể như thế nào? Điều này phụ thuộc vào cách linh hoạt của mỗi thầy cô khi lồng ghép chuyện kể vào bài giảng của mình.

    Chẳng hạn đối với môn Lịch Sử, môn học khiến không ít học sinh ngáp ngắn ngáp dài vì đối với đó là môn phụ, không quan trọng lại có quá nhiều mốc thời gian và sự kiện khô khan, khó nhớ. Vì vậy chuyện không hứng thú trong học tập môn này là lẽ đương nhiên. Vậy phải làm sao để thu hút được học sinh có hứng thú và chuyên tâm hơn trong học môn lịch sử? Lồng ghép các câu chuyện minh họa chính là một trong những cách mà các thầy cô nên lưu tâm. Có nhiều giai thoại, nhiều câu chuyện lịch sử nhưng điều quan trọng là giáo viên phải xác định đúng những câu chuyện có liên quan đến các sự kiện mà bài học cần đáp ứng.


4.Tăng độ tương tác giữa thầy cô và học sinh

    Đôi khi thu hút bài giảng bằng cách rất nhỏ đó chính là sự tương tác giữa học sinh và giáo viên. Trong mỗi giờ học giáo viên có thể giao lưu với học sinh bằng nhiều cách khác nhau. Có thể giáo viên hỏi học sinh trả lời hoặc giúp các em thư giản bằng việc nói chuyện cùng các em về vấn đề cuộc sống đôi khi liên quan đến bài học nhất là các môn tự nhiên liên quan đến đời sống.

   Để đảm bảo phương pháp dạy học trực tuyến đem lại hiệu quả thực tế, cả người dạy và người học đều cần sự chủ động, tự giác. Về phía người học, cần xác định rõ mục tiêu khi học tập, thiết lập cho mình thói quen tập trung, tham gia bài học đúng giờ, tự ghi chép để gia tăng hiệu quả tiếp thu kiến thức. Về phía người dạy, cần khuyến khích việc trao đổi, thảo luận, thường xuyên điều chỉnh nội dung để gia tăng hứng thú cho học viên.


5.Sử dụng hình ảnh vào nội dung bài giảng

   Không chỉ là những trò chơi, những câu chuyện, mà hình ảnh cũng là thứ thu hút, lôi cuốn khiến học sinh tập trung không làm việc riêng trong suốt tiết học. Tại sao vậy? Đơn giản vì hình ảnh có nhiều màu sắc và trong trường hợp này cũng đúng như câu "Xanh xanh đỏ đỏ trẻ nhỏ nó ham". Chắc chắn rồi, những bài giảng nếu chỉ đơn thuần nghe cô đọc thì làm sao hứng thú được, minh họa bằng hình ảnh sẽ giúp con trẻ không cảm thấy nhàm chán mà tập trung hơn, lại dễ hiểu bài hơn nữa.


6. Giáo viên theo sát hỗ trợ học sinh

   Vì học tập qua các kênh online, việc theo dõi quá trình học tập của người học cũng không thể tiến hành trực tiếp như với hình thức giáo dục truyền thống. Quá trình hỗ trợ học sinh này có thể được chuyển qua các kênh như email, tin nhắn, tương tác trực tiếp qua bài học hay các cuộc gọi. Cần đảm bảo rằng các học sinh đang theo sát nội dung và không gặp phải vấn đề gì trong việc tiếp nhận kiến thức khi tham gia học tập.

icon-date
Xuất bản : 02/09/2021 - Cập nhật : 11/09/2021