logo

Cách phân biệt từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập

Câu hỏi: Cách phân biệt từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập?

Lời giải

 Từ ghép chính phụ :

+ Có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.

+ Có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.

+ Ví dụ: Từ ghép “cá rô” có từ “cá” là từ chính, từ “rô” là từ phụ, bổ trợ thêm nghĩa cho từ “cá”

- Từ ghép đẳng lập :

+ Có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp ( không phân ra tiếng chính, tiếng phụ ) .

+ Có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó)

+ Ví dụ: “ông bà” là từ ghép đẳng lập vì cả 2 từ không bổ nghĩa cho nhau.

Cách phân biệt từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về từ ghép, từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ nhé!


Từ ghép là gì?

- Từ ghép là một loại từ phức được tạo thành bởi ít nhất 2 từ đơn với điều kiện là những từ này phải có nghĩa và có quan hệ về nghĩa với nhau. Từ phức khác với từ ghép là nó cũng được tạo bởi 2 hoặc nhiều từ đơn nhưng có thể có nghĩa hoặc không có ý nghĩa gì. 

- Từ ghép có thể tạo thành từ 1 danh từ + 1 động từ, 2 động từ, 1 tính từ + danh từ….

- Từ ghép gồm 4 loại là: 

+ Từ ghép chính phụ

+ Từ ghép đẳng lập

+ Từ ghép tổng hợp

+ Từ ghép phân loại


Từ ghép chính phụ là gì?

- Từ ghép chính phụ là loại từ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho nhau, trong đó tiếng chính thường có nghĩa rộng, bao quát một sự việc, hành động, sự vật. Tiếng phụ thường đứng sau tiếng chính, có nhiệm vụ bổ nghĩa cho tiếng chính. Loại từ ghép này có tính phân nghĩa rõ ràng.

Ví dụ 1:

"Bánh hình tròn là tượng trời, ta đặt tên là bánh giầy." (Bánh chưng, bánh giầy)

Bánh giầy:

Bánh: tiếng chính/giầy: tiếng phụ

Ví dụ 2:

"Thôi học trò đã về hết, hoa phượng ở lại một mình." (Theo Xuân Diệu)

Hoa phượng:

Hoa: tiếng chính /phượng: tiếng phụ
    
 - Trong từ ghép chính phụ có nguồn gốc thuần Việt, tiếng chính thường đứng trước, tiếng phụ đứng sau.

Ví dụ 3:

"Lúc sấu chín cũng là lúc Hà Nội sắp vào thu với man mác heo may, vàng tươi hoa cúc."  (Theo Tạ Việt Anh)

Vàng tươi:

Vàng: tiếng chính/tươi: tiếng phụ

Trong từ ghép chính phụ có nguồn gốc Hán Việt, tiếng chính có thể đứng trước hoặc đứng sau so với tiếng phụ.

Ví dụ 4:

"Chao ôi, mùa thu biên giới, người và cảnh thật là hết chỗ trữ tình." (Theo Nguyễn Tuân)

Trữ tình (trữ: chứa đựng; tình: tình cảm)

Trữ: tiếng chính/tình: tiếng phụ

Ví dụ 5:

"Gác mái ngư ông về viễn phố

Gõ sừng mục tử lại cô thôn" (Bà Huyện Thanh Quan, Chiều hôm nhớ nhà)

Viễn phố (viễn: xa; phố: bến sông)

Viễn: tiếng phụ/phố: tiếng chính

Trong trường hợp này, để phân biệt tiếng chính và tiếng phụ, ta thường giải nghĩa từ ghép chính phụ có nguồn gốc Hán Việt trên cơ sở tách từ đã cho thành các yếu tố Hán Việt và giải nghĩa chúng thành từ thuần Việt (trữ tình bao gồm yếu tố trữ có nghĩa thuần Việt là chứa; yếu tố tình có nghĩa thuần Việt là tình cảm).

Nếu xét thấy thứ tự các yếu tố Hán Việt được xếp theo đúng trật tự với nghĩa thuần Việt của chúng thì tiếng chính sẽ đứng trước, tiếng phụ đứng sau.

Ngược lại (viễn phố bao gồm yếu tố viễn có nghĩa thuần Việt là xa; yếu tố phố có nghĩa thuần Việt là bến sông), thứ tự các yếu tố Hán Việt xếp không đúng trật tự nghĩa thuần Việt, chúng ta phải đảo nghĩa của chúng lại mới hiểu được chính xác thì tiếng chính sẽ đứng sau, tiếng phụ sẽ đứng trước.


Từ ghép đẳng lập là gì?

- 2 hoặc nhiều từ tạo thành từ ghép đẳng lập đều có nghĩa và bình đẳng về mặt ngữ pháp, không có từ nào được xem là từ chính và ngược lại.

- Một số ví dụ: Sách vở, cây cỏ, phong cảnh…


Những lưu ý khi phân biệt từ ghép đơn giản nhất 

- Nếu cả 2 từ đơn đều có nghĩa thì ghép lại sẽ tạo thành từ ghép. Cách nhanh nhất nhận biết từ ghép là bạn tách từng từ và xem có nghĩa cụ thể không. Trường hợp một trong hai tiếng có nghĩa thì đây là từ láy âm không phải từ ghép.

- Đảo vị trí các từ với nhau, nếu đảo được thì đó là dạng từ ghép nghĩa. Trường hợp đảo mà không có ý nghĩa hoặc nghĩa mơ hồ là từ láy âm.

- Nhiều từ phức khi tạo thành từ nhiều từ đơn có thể không rõ nghĩa, nhưng nếu thấy xuất hiện trong một số từ phức có tiếng gốc khác nhau thì từ phức này có thể xem là từ ghép nghĩa.

- Từ ghép có thể không chung bộ phận vần, có thể 2 từ đơn không có nghĩa nhưng ghép 2 từ đơn lẻ đó chúng lại thành 1 từ ghép có nghĩa nhất định.

icon-date
Xuất bản : 21/09/2021 - Cập nhật : 21/09/2021

Tham khảo các bài học khác