Hệ thống kiến thức về phép chia đa thức, cách giải bài tập chia đa thức cho đơn thức Toán 8 chi tiết, dễ hiểu bám sát chương trình Sách mới.
* Để chia đơn thức A cho đơn thức B (trường hợp A chia hết cho B) ta có thể làm như sau:
- Chia hệ số của đơn thức A cho hệ số của đơn thức B.
- Chia lũy thừa của từng biến trong A cho lũy thừa của cùng biến đó trong B.
- Nhân các kết quả vừa tìm được với nhau.
* Đơn thức chia hết cho đơn thức khi:
Với A và B là hai đơn thức, B≠0.A≠0. Ta nói A chia hết cho B nếu tìm được một đơn thức Q sao cho A=B.Q
Kí hiệu: Q=A:B=A/B
Định nghĩa: Với A là đa thức và B là đơn thức, B ≠ 0. Ta nói A chia hết cho B nếu tìm được một biểu thức Q (Q có thể là đa thức hoặc đơn thức) sao cho A = B.Q.
Trong đó:
A là đa thức bị chia.
B là đơn thức chia.
Q là thương .
Kí hiệu: Q = A : B hoặc A/B
Quy tắc: Muốn chia đa thức A cho đơn thức B (trường hợp các hạng tử của đa thức A đều chia hết cho đơn thức B), ta chia mỗi hạng tử của A cho B rồi cộng các kết quả với nhau.
Chú ý: Trường hợp đa thức A có thể phân tích thành nhân tử, thường ta phân tích trước để rút gọn cho nhanh.
* Ví dụ: Cho đa thức (x3 + 3x2 + 3x + 1) : (x + 1)
B1: Đầu tiên ta lấy x³ : x = x², ghi lại ở phần thương.
B2: Ta nhân x².(x + 1) = x³ + x²
Ta thực hiện phép trừ đa thức thu được 2x² + 3x +1.
B3: Ta tiếp tục chia 2x² : x = 2x rồi nhân 2x(x +1) = 2x² + 2x
Ta thực hiện phép trừ đa thức thu được x + 1.
B4: Ta tiếp tục chia x : x = 1, ghi 1 rồi nhân 1.(x+1) = x+ 1.
Ta thực hiện phép trừ đa thức thu được số dư bằng 0.