logo

Cách dự đoán loại nguyên tố (kim loại, phi kim, khí hiểm) dựa vào số electron

Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu nhất cho câu hỏi "Cách dự đoán loại nguyên tố (kim loại, phi kim, khí hiểm) dựa vào số electron" cùng với kiến thức tham khảo là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức bộ môn Hóa học. 


Trả lời câu hỏi: Cách dự đoán loại nguyên tố (kim loại, phi kim, khí hiểm) dựa vào số electron 

Để biết được loại nguyên tố (kim loại, phi kim, khí hiếm), ta dựa vào số e ở lớp ngoài cùng như sau:

- Nguyên tử có 1, 2, 3 e ở lớp ngoài cùng: là nguyên tử của nguyên tố kim loại (trừ H, He và B).

- Nguyên tử có 5, 6, 7 e ở lớp ngoài cùng: thường là nguyên tử của nguyên tố phi kim.

- Nguyên tử có 8e ở lớp ngoài cùng: là nguyên tử nguyên tố khí hiếm (đặc biệt He có 2e lớp ngoài cùng nhưng là khí hiếm).

- Nguyên tử có 4e ở lớp ngoài cùng là phi kim nếu thuộc chu kì 2, 3 và là kim loại nếu thuộc các chu kì khác.

Tiếp theo đây, hãy cùng Top lời giải đi tìm hiểu nhiều hơn những kiến thức có liên qua đến electron nhé!


Kiến thức tham khảo về electron 


1. Cấu hình electron nguyên tử

 – Cấu hình electron nguyên tử biểu diễn sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau.

* Quy ước cách viết cấu hình electron nguyên tử:

– Số thứ tự lớp electron được ghi bằng chữ số (1, 2, 3,…)

– Phân lớp được ghi bằng các chữ cái thường (s, p, d, f).

– Số electron trong một phân lớp được ghi bằng số ở phía trên bên phải của phân lớp (s2, p5,…)

Cách dự đoán loại nguyên tố (kim loại, phi kim, khí hiểm) dựa vào số electron

2. Cách viết cấu hình electron

+ Nguyên lý Pauli: Trên một obital nguyên tử chỉ có thể chứa tối đa là hai electron và hai electron này chuyển động tự quay khác chiều nhau xung quanh trục riêng của mỗi electron.

+ Quy tắc Hund: Trong cùng một phân lớp, các electron sẽ phân bố trên các obital sao cho số electron độc thân là tối đa và các electron này phải có chiều tự quay giống nhau.

+ Nguyên lý vững bền: Ở trạng thái cơ bản, trong nguyên tử các electron lần lượt chiếm các obital có mức năng lượng từ thấp đến cao

+) Cách viết cấu hình electron nguyên tử gồm các bước sau

Cách dự đoán loại nguyên tố (kim loại, phi kim, khí hiểm) dựa vào số electron (ảnh 2)

- Bước 1: Xác định số electron của nguyên tử.

– Bước 2: Các electron được phân bố lần lượt vào các phân lớp theo chiều tăng của năng lượng trong nguyên tử và tuân theo quy tắc sau: phân lớp s chứa tối đa 2 electron; phân lớp p chứa tối đa 6 electron, phân lớp d chứa tối đa 10 electron; phân lớp f chưa tối đa 14 electron.

- Bước 3: Viết cấu hình electron biểu diễn sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau.

Nguyên tố s là những nguyên tố mà nguyên tử electron cuối cùng được điền vào phân lớp s

Nguyên tố p là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp 

Nguyên tố d là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp d

Nguyên tố f là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp f


3. Một số lưu ý khi viết cấu hình electron

– Cần xác định đúng số e của nguyên tử hay ion (số electron(e) = số proton(p) = Z).

– Nắm vững các nguyên lí và quy tắc, kí hiệu của lớp và phân lớp.

– Quy tắc bão hòa và bán bão hòa trên d và f: Cấu hình e bền khi các e điền vào phân lớp d và f đạt bão hòa (d, f) hoặc bán bão hòa (d, f).

*Ví dụ: Viết cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố sau:

+ Nguyên tử Hidro có Z = 1, có 1e ⇒ Cấu hình electron của nguyên tử H là: 1s1

+ Nguyên tử Heli có Z = 2, có 2e  ⇒ Cấu hình electron của nguyên tử H là: 1s2 đã bão hòa.

+ Nguyên tử Liti có Z = 3, có 3e ⇒ Cấu hình electron của nguyên tử H là: 1s22s1

+ Nguyên tử Neon có Z = 10, có 10e ⇒ Cấu hình electron của nguyên tử Ne là: 1s22s22p6

+ Nguyên tử Clo có Z = 17, có 17e ⇒ Cấu hình electron của nguyên tử Cl là: 1s22s22p63s23p5

icon-date
Xuất bản : 19/03/2022 - Cập nhật : 19/03/2022