logo

Công thức tính bán kính nguyên tử? Công thức tính thể tích nguyên tử

Trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi "Công thức tính bán kính nguyên tử? Công thức tính thể tích nguyên tử" và phần kiến thức tham khảo là tài liệu cực hữu dụng bộ môn Hóa học cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.


Công thức tính bán kính nguyên tử? Công thức tính thể tích nguyên tử.

Công thức tính bán kính nguyên tử? Công thức tính thể tích nguyên tử
Công thức tính bán kính nguyên tử? Công thức tính thể tích nguyên tử (ảnh 2)
Công thức tính bán kính nguyên tử? Công thức tính thể tích nguyên tử (ảnh 3)

Và tiếp theo đây, hãy cùng Top lời giải đi tìm hiểu nhiều hơn những kiến thức về nguyên tử nhé!


Kiến thức tham khảo về nguyên tử


1. Nguyên tử là gì?

+ Nguyên tử là hạt siêu nhỏ và trung hòa về điện. 

+ Thành phần nguyên tử bao gồm hạt nhân nguyên tử (Proton và Notron) và vỏ nguyên tử (Electron). 

+ Khối lượng của nguyên tử bằng khối lượng của hạt nhân nguyên tử.

Công thức tính bán kính nguyên tử? Công thức tính thể tích nguyên tử (ảnh 4)

+ Nguyên tử được cấu tạo bởi 3 loại hạt cơ bản là: electron, proton và nơtron.

- Hạt nhân nằm ở tâm nguyên tử, gồm các hạt proton và nơtron

- Vỏ nguyên tử bao gồm các e chuyển động trong không gian xung quanh hạt nhân.

 Khối lượng, kích thước của các hạt proton, electron và nơtron

Tên hạt

Kí hiệu 

Khối lượng

Điện tích

Proton

P

1,6726.10-27 (kg) ≈ 1u + 1,602.10-19 C 1+ (đơn vị điện tích)

Nơtron

N

1,6748.10-27 (kg) ≈ 1u 0

Electron

E

9,1094.10-31 (kg) ≈ 0u  – 1,602.10-19 C  1- (đơn vị điện tích)

2. Hạt nhân nguyên tử

Hạt nhân nguyên tử là bộ phận nằm ở trung tâm của nguyên tử được tạo nên bởi proton và nơtron.

Proton có kí hiệu là p, mang điện tích như electron nhưng khác dấu, ghi bằng dấu dương (+), khối lượng là 1 đvC (đơn vị Cacbon).

Nơtron thì có kí hiệu là n, trung hòa về điện (không mang điện tích) và có khối lượng là 1 đvC.

Những nguyên tử cùng loại sẽ có cùng số proton trong hạt nhân và trong một nguyên tử đó thì số proton sẽ bằng số electron.

Đồng thời proton và nơtron có cùng khối lượng, còn khối lượng của electron rất bé và không đáng kể. Vậy nên khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử

Ví dụ: Hydro là nguyên tử nhẹ nhất và cũng là loại nguyên tử duy nhất có 1 hạt proton và không có nơtron. Chính vì tính chất này mà người ta đã sử dụng khí hydro để bơm vào bóng bay giúp bóng bay lên được.

Các  nguyên tử có cùng số proton nhưng lại  khác số neutron thì sẽ những đồng vị khác nhau của cùng một nguyên tố. Ví dụ cụ thể cũng chính là nguyên tử hiđrô.


3. Lớp electron

+ Lớp electron là lớp vỏ chuyển động xung quanh hạt nhân và được sắp xếp thành từng lớp, mỗi lớp sẽ chứa số electron nhất định.

+ Những electron này mang điện tích âm và vô cùng nhẹ. nó thường bị hút lại bở proton mang điện tích dương (+) trái dấu. Số lượng electron (e) luôn bằng có proton (p) để nguyên tử luôn trung hòa về điện (p=e).


4. Nguyên tử khối

Nguyên tử khối là khối lượng nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon (đvC). Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng.

1 đvC bằng 112 khối lượng của một nguyên tử cacbon. Khối lượng nguyên tử được tính bằng g hoặc kg, có trị số vô cùng nhỏ.

Ví dụ: mC = (1,6605).10-24 g

=> 1đvC = 112. 1,9926.10-23= 1,6605.10-24 g.


5. Cách tính kích thước, khối lượng, khối lượng riêng, bán kính nguyên tử

 - 1u = 1,6605. 10-27 kg

- 1Å = 10-8 cm = 10-10 m

- Khối lượng nguyên tử tương đối và khối lượng nguyên tử tuyệt đối :

+ Khối lượng tuyệt đối (m) của nguyên tử là khối lượng thực của nguyên tử (rất nhỏ)

+ Khối lượng tương đối của nguyên tử (M) là khối lượng nguyên tử tính theo đơn vị Cacbon (đvC) hay còn gọi là khối lượng mol.

Quy ước 1đvC = 1u = 1/12 khối lượng tuyệt đối của 12C = 1,66 . 10-24 g

+ Mối quan hệ giữa khối lượng tương đối và khối lượng tuyệt đối:

m = 1,66.10-24 M (gam) hoặc m = M/(6,023.1023) (gam)

Công thức:

- Khối lượng riêng của nguyên tử d = m/V .

- 1 mol nguyên tử chứa N = 6,02.1023 nguyên tử

icon-date
Xuất bản : 19/03/2022 - Cập nhật : 23/12/2022