logo

Các electron chuyển động như thế nào trong nguyên tử

Trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi "Các electron chuyển động như thế nào trong nguyên tử" và phần kiến thức tham khảo là tài liệu cực hữu dụng bộ môn Hóa học cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.


Trả lời câu hỏi: Các electron chuyển động như thế nào trong nguyên tử

Trong nguyên tử, các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân không theo một quỹ đạo xác định nào.

Ví dụ: 

Đối với nguyên tử hiđro, sự chuyển động của electron có thể hình dung như một đám mây tích điện âm.

Tiếp theo đây, hãy cùng Top lời giải đi tìm hiểu nhiều hơn những kiến thức có liên quan đến electron và nguyên tử nhé!


Kiến thức tham khảo về electron và nguyên tử nhé. 


1. Nguyên tử là gì?

+ Nguyên tử là hạt siêu nhỏ và trung hòa về điện. 

+ Thành phần nguyên tử bao gồm hạt nhân nguyên tử (Proton và Notron) và vỏ nguyên tử (Electron). 

+ Khối lượng của nguyên tử bằng khối lượng của hạt nhân nguyên tử.


2. Cấu tạo của nguyên tử

Thành phần cấu tạo nên nguyên tử bao gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân.

+ Vỏ nguyên tử có chứa những electron mang điện tích âm. Như vậy cấu tạo vỏ nguyên tử bao gồm các electron mang điện tích âm.

+ Hạt nhân nằm ở giữa nguyên tử và mang điện tích dương và được tạo ra từ những hạt proton và notron.

Các electron chuyển động như thế nào trong nguyên tử

                                                     


3. Proton

Proton được cấu tạo nên từ những hạt khác có tên gọi là quark. Thường sẽ có ba quark trong mỗi proton – hai quark “lên” (up) và một quark “xuống” (down) và chúng được liên kết lại với nhau bởi những hạt khác nữa gọi là gluon.

Ví dụ: nguyên tử Cacbon có 6 proton, nguyên tử oxygen có 8 proton và nguyên tử hydrogen có 1 proton. Số lượng proton trong 1 nguyên tử được gọi là số nguyên tử của nguyên tố đó.


4. Notron

Neutron là hạt không mang điện tích và được tìm thấy trong hạt nhân của nguyên tử. Khối lượng của 1 notron thường lớn hơn khối lượng của 1 proton.

Tương tự như proton thì neutron cũng được cấu tạo từ quark – một quark “lên” và hai quark “xuống”. Neutron được khám phá ra bởi nhà Vật Lý người Anh – James Chadwick vào năm 1932.


5. Electron

Electron có điện tích âm sẽ bị hút điện về phía các proton tích điện dương. Các Electron bao xung quanh hạt nhân nguyên tử trong những lộ trình được gọi là orbital. Các orbital bên trong vây xung quanh nguyên tử có dạng hình cầu, còn những orbital bên ngoài thì phức tạp hơn.

Cấu hình electron của một nguyên tử là mô tả orbital đến vị trí của các electron trong một nguyên tử không bị kích thích. Do vậy nhờ vào việc sử dụng cấu hình electron và các nguyên lí vật lí thì các nhà hóa học có thể dự đoán các tính chất của một nguyên tử, ví dụ: độ ổn định, điểm sôi và độ dẫn.


6. Lớp electron và phân lớp electron

a, Lớp e

 - Các electron trên cùng 1 lớp có mức năng lượng gần bằng nhau và xếp theo thứ tự mức năng lượng từ thấp đến cao, các lớp e này được ghi bằng các số nguyên tử theo thứ tự n = 1, 2, 3, 4... với tên gọi : K, L, M,N...

- Lớp electron là lớp vỏ chuyển động xung quanh hạt nhân và được sắp xếp thành từng lớp, mỗi lớp sẽ chứa số electron nhất định.

- Những electron này mang điện tích âm và vô cùng nhẹ. nó thường bị hút lại bở proton mang điện tích dương (+) trái dấu. Số lượng electron (e) luôn bằng có proton (p) để nguyên tử luôn trung hòa về điện (p=e).

Ví dụ: Nguyên tử Cacbon có số nguyên tử là 6 trong đó có 6p (+) và 6e (-).

Mỗi nguyên tử thì sẽ có một hoặc nhiều lớp electron. Trong đó, lớp electron trong cùng (ở lớp 1) luôn có 2 electron. Với các lớp còn lại thì sẽ có nhiều nhất là 8 electron. 

b, Phân lớp electron

 - Mỗi lớp electron lại chia thành các phân lớp

- Các electron trên cùng một phân lớp có mức năng lượng bằng nhau

- Các phân lớp được kí hiệu bằng các chứ cái thường s, p, d, f

- Số phân lớp trong mỗi lớp bằng số thứ tự của lớp đó

icon-date
Xuất bản : 19/03/2022 - Cập nhật : 19/03/2022