logo

Các tia tử ngoại có tác dụng?

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi: “Các tia tử ngoại có tác dụng?” cùng với kiến thức mở rộng do Top lời giải tổng hợp, biên soạn về Tia tử ngoại là tài liệu học tập bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.


Các tia tử ngoại có tác dụng?

Tia tử ngoại có tác dụng sau:

+ Trong y học, tia tử ngoại được sử dụng để tiệt trùng các dụng cụ phẫu thuật, để chữa một số bệnh như bệnh còi xương.

+ Trong công nghiệp thực phẩm, tia tử ngoại được sử dụng để tiệt trùng cho thực phẩm trước khi đóng gói.

+ Trong công nghiệp cơ khí, tia tử ngoại được sử dụng để tìm vết nứt trên bề mặt các vật bằng kim loại. Xoa một lớp dung dịch phát quang lên trên mặt vật cho ngấm vào kẽ nứt rồi chiếu tia tử ngoại vào, những chỗ ấy sẽ sáng lên.


Kiến thức tham khảo về Tia tử ngoại.


1. Tia tử ngoại

Tia tử ngoại (còn gọi là tia cực tím hay tia UV) là bức xạ điện từ đến từ mặt trời và được truyền dưới dạng sóng hoặc hạt ở các bước sóng và tần số khác nhau. Dải bước sóng rộng này được gọi là phổ điện từ (EM).

Phổ thường được chia thành bảy vùng theo thứ tự bước sóng giảm dần, năng lượng và tần số tăng dần. Các ký hiệu phổ biến là sóng vô tuyến, vi sóng, tia hồng ngoại (IR), ánh sáng nhìn thấy, tia cực tím (UV), tia X và tia gamma.

Trong đó tia tử ngoại nằm trong dải phổ EM giữa ánh sáng nhìn thấy và tia X. Phân loại tia này gồm 3 loại chính:

+ Tia tử ngoại A (kí hiệu UVA):chiếm 95% tia nắng mặt trời và không bị lớp ozone hấp thụ mà chiếu thẳng xuống mặt đất. Tia UVA sẽ xâm nhập vào tầng hạ bì của da, phá hủy Collagen khiến da nhanh chóng lão hóa.

+ Tia tử ngoại B (kí hiệu UVB): là nguyên nhân chính gây nên bỏng nắng, kích ứng da và ung thư da. Cũng có tác dụng tốt là giúp tổng hợp vitamin D trong cơ thể conngười

+ Tia tử ngoại C (kí hiệu UVC): Tia UVC và một phần tia UVB không tới được trái đất vì bị lọc qua khí quyển. Tia UVC này có năng lượng cao nhất, gây hại nhất như các bệnh về da, ung thư da,..

[ĐÚNG NHẤT] Các tia tử ngoại có tác dụng?

2. Lợi ích và ứng dụng của tia tử ngoại

Dưới đây là công dụng của tia tử ngoại :

- Trong ngành y học tia tử ngoại được sử dụng để diệt trùng các dụng cụ phẫu thuật hay để chữa một số bệnh như bệnh còi xương.

- Trong ngành công nghiệp thực phẩm tia tử ngoại được sử dụng để tiệt trùng cho thực phẩm trước khi đóng gói hoặc đóng hộp.

- Trong ngành công nghiệp cơ khí tia tử ngoại được ứng dụng để tìm vết nứt trên bề mặt các vật bằng kim loại. Xoa một lớp dung dịch phát quang lên trên mặt vật, cho chất đó thấm vào kẽ nứt. Khi chiếu tia tử ngoại vào những chỗ ấy sẽ sáng lên.

Tia tử ngoại được ứng dụng để làm các việc khác gồm:

- Tia cực tím dùng để chiếu sáng: Đèn UV cung cấp ánh sáng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng trong nhiều ngành công nghiệp như sản xuất, sản xuất phòng sạch, kiểm tra chất lượng và nhiều ứng dụng khác đòi hỏi một môi trường đầy đủ ánh sáng.

- Các bảng hiệu đèn led nhấp nháy: Các loại đèn thắp sáng cho các bảng hiệu quảng cáo, các loại đèn nhấp nháy đầy màu sắc cũng là ứng dụng của tia tử ngoại.

- Các loại đèn nền: cung cấp đèn nền cho ngành công nghiệp điện tử hàng không và hàng không vũ trụ, cung cấp ánh sáng trong cabin máy bay và buồng lái. 

- Các loại tiền polime phủ một lớp hóa chất vô hình giúp phản chiếu (nhìn thấy được) khi có bức xạ tia cực tím chiếu vào giấy. 


3. Tác hại của tia tử ngoại

[ĐÚNG NHẤT] Các tia tử ngoại có tác dụng? (ảnh 2)

Tia cực tím có thể gây tai biến về mắt khi không đeo kính bảo hộ. Tác hại cấp tính có thể xảy ra trong chỉ một lúc khi ra ngoài trời đang nắng gắt. Tương tự như khi da bị cháy nắng, các tế bào bao bọc mắt có thể bị hủy do tia nắng, nhất là khi phản chiếu dội lên từ mặt tuyết, xi-măng, cát hay nước. Sau khi bị chiếu từ 6 - 15 giờ, bệnh nhân có những rối loạn thị giác như giảm thị lực, nhìn thấy quầng bao quanh các nguồn sáng. Sau đó cảm thấy như có dị vật ở trong mắt, chảy nước mắt, rất sợ ánh sáng. Thông thường tiến triển tốt và trong khoảng 8 giờ thì khỏi, nhưng cũng có những thể nặng kéo dài vì kèm theo nhiễm khuẩn. Ngoài ra tia cực tím cũng là tác nhân gây say nắng

Những hậu quả nghiêm trong như khi ra nắng nhiều lần trong thời gian dài, tia cực tím có khả năng gây các chứng bệnh mắt trầm trọng hơn, như suy hoại võng mạc và cườm mắt - làm lòa hay mù mắt.

Với chuyên khoa da liễu: tia cực tím có thể gây ra ung thư da, u hắc tố (Melanome)….

Bức xạ cực tím UV (ultra violet) và các bức xạ khác có trong ánh sáng mặt trời có hại đối với sức khỏe của con người. Chúng là nguyên nhân gây nên một số bệnh về da hay mắt như da sạm nắng, thoái hóa da, đục nhân, thoái hóa hoàng điểm, hạt kết giác mạc... dẫn đến tình trạng suy giảm thị lực. Vậy nên chúng ta cần xem xét bản chất của chúng là gì cũng như cách phòng tránh chúng như thế nào?

Về bản chất, bức xạ UV (hay còn gọi là Tia cực tím, Tia tử ngoại, Tia UV) là sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn ánh sáng nhìn thấy nhưng dài hơn tia X, chúng không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Trong các nghiên cứu ảnh hưởng của tia cực tím có trong ánh sáng mặt trời lên sức khỏe con người và môi trường, thì phổ của tia cực tím chia ra làm các phần:

- Tia UVC: Có bước sóng trong khoảng từ 100 đến 280 nm (nanometer). Đây là vùng tia UV có năng lượng cao nhất.

- Tia UVB: Vùng bức xạ này có bước sóng dài hơn một chút (khoảng 280 đến 315 nm) và năng lượng thấp hơn vùng tia UVC.

- Tia UVA: Vùng tia này gần với vùng ánh sáng nhìn thấy, có năng lượng thấp hơn vùng tia UVB và UVC (có bước sóng nằm trong khoảng 315 đến 380 nm).

icon-date
Xuất bản : 13/04/2022 - Cập nhật : 09/06/2022