logo

Các đề văn về bài thơ Tây Tiến

I. Các đề văn về  bài thơ Tây Tiến

  1. Về bài thơ Tây Tiến Văn 12 của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng.

"Bài thơ Tây Tiến có phảng phất những nét buồn. Những nét đau, nhưng đó là cái buồn đau bi tráng. Chứ không phải là cái buồn đau bi lụy”. (Quang Dũng - Tác phẩm chọn lọc, Trần Lê Văn, H.1988). 

Từ cảm nhận của anh (chị) về bài thơ Tây Tiến. Hãy làm sáng tỏ nhận định trên?

2. Cảm hứng lãng mạn và bi tráng là nét nổi bật trong bài thơ Tây Tiến Văn 12 của Quang Dũng. Từ bài thơ Tây Tiến, suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.

3. Tây Tiến là một lệch chuẩn tài hoa và độc đáo. Phân tích bài thơ để làm sáng tỏ nhận định trên.

4. Đọc đoạn thơ Tây Tiến đoạn 1. Có ý kiến cho rằng: Đoạn thơ là bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng. Song cũng đầy dữ dội, khắc nghiệt. Ý kiến khác lại khẳng định: Đoạn thơ vẽ nên bức tượng đài về người chiến sĩ Tây Tiến kiêu hùng, bi tráng. Song cũng rất đỗi lãng mạn, hào hoa. Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về hai ý kiến trên?

Các đề văn về  bài thơ Tây Tiến hay nhất

5. Về hình tượng Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc trong bài thơ Tây Tiến. Có ý kiến cho rằng: người lính ở đây có dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước. ý kiến khác thì nhấn mạnh: hình tượng người lính mang đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp. 

Từ cảm nhận của mình về hình tượng này, anh chị hãy bình luận ý kiến trên.

6. Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. 

7. Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên. Và tâm hồn của người lính Tây tiến đoàn quân không mọc tóc qua đoạn thơ số  1. Từ đó nêu suy nghĩ của anh (chị) về thái độ của thế hệ trẻ hiện nay đối với công cuộc bảo vệ Tổ quốc mà ông cha ta đã gây dựng.

8. Cảm nhận của anh (chị) về nỗi nhớ được thể hiện trong hai đoạn thơ của tác phẩm Tây Tiến và Việt Bắc: 

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

(Trích Tây Tiến Văn 12 – Quang Dũng)

Ta đi ta nhớ những ngày

Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi

Thương nhau chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng

Nhớ người mẹ nắng cháy lưng

Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô

Nhớ sao lớp học i tờ

Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo,

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa..

(Trích Việt Bắc – Tố Hữu)

9. Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp riêng của hai đoạn thơ trong tác phẩm Tây Tiến Văn 12 - Quang Dũng và Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm: 

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

(Trích Tây Tiến – Quang Dũng)

Có biết bao người con gái con trai

Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi

Họ đã sống và chết

Giản dị và bình tâm

Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm ra Đất Nước.

(Trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm)

10. Cảm nhận của anh (chị) về hai đoạn thơ:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

(Trích Tây Tiến – Quang Dũng)

Nhớ khi giặc đến giặc lùng

Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây

Núi giăng thành lũy sắt dày

Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.

(Trích Việt Bắc – Tố Hữu)

11. Cảm nhận về vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc trong bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng) và hình tượng Lorca trong bài thơ Đàn ghi ta của Lorca (Thanh Thảo).

12. Cảm hứng bao trùm của thơ ca kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954) là cảm hứng về đất nước, cách mạng. Anh (chị) hãy phân tích làm rõ những cảm xúc chân thật và lãng mạn ấy qua bài thơ Tây Tiến và Việt Bắc. 

icon-date
Xuất bản : 12/02/2022 - Cập nhật : 20/11/2022