logo

Các công cụ giao tiếp là gì?

Lời giải chuẩn nhất cho câu hỏi: “Các công cụ giao tiếp là gì?” và phần kiến thức mở rộng thú vị về giao tiếp do Top lời giải biên soạn là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo


Các công cụ giao tiếp là gì?

- Công cụ giao tiếp chủ yếu của con người là ngôn ngữ nói, sau đó là ngôn ngữ biểu cảm, ngôn ngữ viết.

+ Ngôn ngữ nói: là công cụ giao tiếp được sử dụng phổ biến nhất. Qua ngôn ngữ nói ta có thể nhận biết con người thông minh hay dốt nát, người nóng nảy hay nhã nhặn, kẻ ích kỷ kiêu căng hay người độ lượng khiêm tốn.

+ Ngôn ngữ viết: được sửu dụng rộng rãi trong giao tiếp dưới danh thông báo, chỉ thị, nghị quyết, báo cáo, ký kết hợp đồng, thiếp mời, thiếp chúc mừng, nội dung báo cáo,..

+ Ngôn ngữ biểu cảm: là sự biểu lộ tình cảm, thái độ của con người trong giao tiếp, thông qua dáng điệu, nét mặt, ánh mắt, nụ cười, cử chỉ,…


Kiến thức tham khảo về giao tiếp


1. Giao tiếp là gì?

- Giao tiếp là khả năng sử dụng phương tiện ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ cơ thể để diễn đạt suy nghĩ, ý kiến, cảm nhận. Một cách rõ ràng và thuyết phục nhất có thể.  Đồng thời thúc đẩy được sự giao tiếp hai chiều.


2. Vai trò của giao tiếp trong đười sống xã hội

- Giao tiếp là điều kiện bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Xã hội là một tập hợp người có sự kết nối ảnh hưởng qua lại với nhau. Chúng ta hãy thử hình dung coi xã hội sẽ như thế nào nếu như mọi người tồn tại trong số đó không hề có sự kết nối với nhau, mỗi cá nhân chỉ biết mình mà không biết, bỏ lơ, không có mối liên hệ gì với những người xung quanh? Đấy không phải là một môi trường mà chỉ là một tập hợp rời rạc những cá nhân đơn lẻ. Sự kết nối khắn khít giữa con người với con người trong xã hội còn là điều kiện để xã hội phát triển.

Các công cụ giao tiếp là gì?

Ví dụ: Nền sản xuất hàng hóa có tăng trưởng được là nhờ có mối quan hệ khắn khít giữa nhà cung cấp và người sử dụng, người sản xuất nắm được nhu cầu của người sử dụng, sản xuất ra những hàng hóa phục vụ được những nhu cầu đấy, nghĩa là được người tiêu dùng chấp nhận. Từ đấy kích thích sản xuất tăng trưởng.


3. Chức năng cuả giao tiêp

- Giao tiếp có nhiều chức năng. Có thể chia các chức năng của giao tiếp ra làm hai nhóm: các chức năng thuần túy xã hội và các chức năng tâm lí – xã hội.

- Các chức năng thuần túy xã hội là các chức năng giao tiếp phục vụ các nhu cầu chung của xã hội hay của một nhóm người. Ví dụ, khi bộ đội kéo pháo, họ cùng hô lên với nhau: “hò dô ta nào” để điều khiển, thống nhất cùng hành động để tăng thêm sức mạnh của lực kéo. Như vậy, giao tiếp có chức năng tổ chức, điều khiển, phối hợp hoạt động lao động tập thể. Giao tiếp còn có chức năng thông tin, muốn quản lí một xã hội phải có thông tin hai chiều, từ trên xuống, từ dưới lên và cả thông tin giữa các nhóm, tập thể…

- Các chức năng tâm lí – xã hội của giao tiếp là các chức năng phục vụ nhu cầu của từng thành viên trong xã hội. Con người có đặc thù là luôn có giao tiếp với người khác. Cô đơn là một trạng thái tâm lí nặng nề. Bị “cô lập” với cộng đồng, bạn bè, người thân…có thể nảy sinh trạng thái tâm lí không bình thường, nhiều khi dẫn tới tình trạng bệnh lí. Chức năng này của giao tiếp gọi là chức năng nối mạch (tiếp xúc) với người khác. Nối được mạch với nhóm rồi, con người có quan hệ với các người khác trong nhóm cùng với các thành viên khác trong nhóm tạo nên các quan hệ nhóm: có hứng thú chung, mục đích chung, có nhu cầu gắn bó với nhau v.v… làm cho các quan hệ này trở thành các quan hệ thực, bảo đảm sự tồn tại thực của nhóm.

- Như vậy, giao tiếp giúp cho con người thực hiện các quan hệ liên nhân cách. Nghĩa là mỗi thành viên hòa nhịp vào nhóm, coi nhóm là mình, mình là nhóm. Nhóm ở đây hiểu theo nghĩa rộng, từ hai người đến một cộng đồng lớn. Chức năng hòa nhịp còn gọi là chức năng đồng nhất qua giao tiếp thành viên đồng nhất với nhóm, chấp nhận và tuân thủ các chuẩn mực nhóm dẫn đến sự thống nhất nhiều mặt trong nhóm. Nhưng sự vận động của nhóm có thể dẫn tới chỗ một thành viên nào đó tách khỏi nhóm. Đến lúc đó chức năng đồng nhất chuyển thành chức năng đối lập: thành viên này đối lập lại với nhóm vì khác biệt về hứng thú, mục đích, động cơ v.v… Đương nhiên thành viên này sẽ có thể và phải gia nhập vào những mối quan hệ ở nhóm khác. Giao tiếp nhóm là loại giao tiếp rất phổ biến trong chúng ta và có vai trò to lớn đối với việc hình thành và phát triển tâm lí, nhất là với các em học sinh. Cần phân biệt giao tiếp nhóm chính thức và giao tiếp nhóm không chính thức. Nhóm chính thức là nhóm được thành lập theo một quy định chung nào đó. Nhóm không chính thức là nhóm do các thành viên tự tập hợp thành nhóm.


4. Kỹ năng giao tiếp hiệu quả được thể hiện qua những biểu hiện nào?

a. Một người biết lắng nghe

- Điều đầu tiên để một người được công nhận là có kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Đó là một người biết lắng nghe! Để quá trình giao tiếp đạt được mục đích cao nhất của bản thân mình. Điều căn bản phải làm là thấu hiểu đối tượng giao tiếp. Lắng nghe người khác nói vừa là biểu hiện của sự tôn trọng. Vừa giúp bản thân nắm được vấn đề, thấu hiểu người đối diện. Còn vừa là khoảng thời gian để suy ngẫm. Thay vì chỉ biết nói, hãy lắng nghe chân thành và tập trung vào những điều người khác truyền tải. Điều này sẽ giúp các giai đoạn sau của cuộc giao tiếp diễn ra thuận lợi hơn.

b. Dễ dàng làm quen và thích nghi với môi trường

- Cuộc giao tiếp có thể sẽ bị bầu không khí ngập ngừng ban đầu phá hỏng. Để mọi chuyện diễn ra thuận lợi và có thể đạt được mục đích giao tiếp cuối cùng. Bản thân cần thích nghi với hoàn cảnh giao tiếp. Hãy bắt đầu bằng những lời hỏi thăm, đưa ra vấn đề thú vị và tích cực đặt câu hỏi. Đó là lời khuyên Teky dành cho bạn!

c. Biết quan tâm đến đối tượng giao tiếp

- Khi một trong hai vai giao tiếp cảm thấy khó chịu. Cuộc nói chuyện sẽ đi vào bế tắc, không thể tới đích. Đó là lý do vì sao cần quan tâm đến cảm xúc của đối phương. Có một vài chủ đề nên tránh. Không đưa ra những lời nói, câu hỏi bất lịch sự. Tôn trọng người đối diện và tôn trọng chính bản thân mình. Xem xét hoàn cảnh xung quanh và để tâm đến phản ứng của người đối diện. Đó là điều cơ bản để hội thoại có thể diễn ra và tiếp tục.

d. Trình bày lưu loát, trôi chảy

- Để nội dung bản thân muốn truyền tải được hiệu quả nhất. Nói lắp, nói lòng vòng là điều tối kỵ trong giao tiếp. Tự luyện cho mình một giọng nói truyền cảm, cách diễn đạt logic để lời nói có giá trị nhất. Để có thể làm được điều này, Teky khuyên bạn hãy đọc thật nhiều sách vở, tăng cường vốn từ vựng của bản thân. Và luyện nói thật nhiều.

e. Biết sử dụng đa dạng phương tiện truyền tải

- Thay vì chỉ sử dụng phương tiện là ngôn ngữ. Có thể khiến người đối diện khó hiểu, khó hình dung hoặc chưa đủ để diễn đạt ý của mình. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng các phương tiện khác như tranh, ảnh, âm nhạc,… Điều này khiến cho cuộc giao tiếp không bị nhàm chán và khô khan.

f. Một người luôn duy trì thái độ tích cực

- Giao tiếp hiện quả là khi cuộc nói chuyện có thể giải quyết vấn đề và xung đột. Một người có kỹ năng giao tiếp sẽ biết cách ứng xử trước mọi tình huống. Luôn động viên, khích lệ người khác, không tiêu cực và không đẩy cuộc tranh cãi lên cao trào. Một cuộc nói chuyện tích cực sẽ khiến mọi người thoải mái, hiệu quả đạt được sẽ cao hơn nhiều so với những cuộc cãi nhau.

icon-date
Xuất bản : 13/04/2022 - Cập nhật : 09/06/2022