logo

Ăn trông nồi ngồi trông hướng là gì

Cùng Top lời giải trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi: “Ăn trông nồi ngồi trông hướng là gì?” và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn Ngữ văn 8


Ăn trông nồi ngồi trông hướng là gì?

“Ăn trông nồi, ngồi trông hướng” là lời nhắc nhở chúng ta không những học những tri thức sâu rộng của nhân loại mà còn cần chú trọng học những kiến thức sơ đẳng, cơ bản thường ngày nhất.


Kiến thức tham khảo về câu tục ngữ “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”


Câu tục ngữ “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng” - Mẫu số 1

Trong nền văn học Việt Nam, ca dao, tục ngữ là những thể loại văn học có gái trị giáo dục rất sâu sắc. Nó không chỉ phản ánh những hiện tượng đời sống bình thường mà còn là những bài học kinh nghiệm, những lời khuyên nhủ, răn đe có giá trị mà ông cha ta muốn lưu truyền cho con cháu. Nó không phải là những điều cao siêu, phi thường mà đơn giản chỉ là những kinh nghiệm sống rất đỗi gần gũi, thân thuộc ta bắt gặp hằng ngày. Về vấn đề khuyên răn con cháu trong cách cư xử sao cho lịch sự, tế nhị, tục ngữ Việt Nam có một câu khá ngắn gọn nhưng lại có ý nghĩa giáo dục vô cùng lớn. Đó là câu “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”.

Ăn trông nồi ngồi trông hướng là gì?

Trước tiên, chúng ta phải hiểu một cách nôm na nhất “ăn trông nồi, ngồi trông hướng” có nghĩa là gì? Đây là lời khuyên con người phải có ý tứ, lịch sự và tế nhị khi giao tiếp, tiếp xúc với những quanh ngay từ những điều nhỏ nhặt nhất như ăn cơm, ngồi nói chuyện. Ở vế thứ nhất, khi ngồi ăn cơm, chúng ta phải biết quan sát và giữ ý. Nhất là với những năm tháng trước đây, khi miếng ăn vẫn đang còn hạn hẹp, túng thiếu. Khi ngồi vào mâm cơm, mỗi người phải biết nhìn xung quanh xem mình ngồi với những ai, đông người hay ít người, cơm nhiều hay ít. Không nên cứ ngồi xuống mâm là ăn lấy ăn để, không quan tâm đến những người bên cạnh, cứ món ngon mà gắp liên tục mặc cho người khác ăn như thế nào. Thời gian trước đây, gạo đang còn ít, thức ăn cúng nghèo nàn và hầu như gia đình nào cũng không đủ ăn. Vậy nên, trong bữa cơm mọi người đều phải nhường nhịn nhau từng miếng. Nhất là khi có khách, các thành viên trong gia đình sẽ pahir ăn hạn chế để nhường phần cơm cho khách. Dù mình có đói, có khát cũng phải để khách được ăn thoải mái, no nê.

 “Ngồi trông hướng” ở đây không đơn thuần là nhìn bốn hướng đông, tây, nam, bắc mà dụng ý dùng để nói lên việc con người phải biết quan sát xem mình ngồi với ai, địa vị và tầng lớp ra sao để từ đó lựa vị trí ngồi và cách ăn nói cho hợp đạo lí. Khi ngồi với người lớn, với người ở tầng lớp trên, chúng ta phải biết giữ ý. Nên ngồi phái sau hoặc ngồi ở hàng ghế thấp hơn. Trong lúc nói chuyện phải có thái độ tôn trọng, lễ phép với người trên, biết nhẹ nhàng, điềm đạm với người dưới. Không thể khi nói chuyện với người lớn mà cứ nói to, quát tháo mất lịch sự. Cách cư xử, nói chuyện đôi khi không phải là tất cả nhưng nó là ấn tượng đầu tiên mà người khác nhìn vào để đánh giá một người. Cho nên ông cha ta muốn dạy con cháu từ những điếu nhỏ nhất để chúng ta ngày một hoàn thiện hơn về mọi mặt.

Trong cuộc sống ngày càng hiện đại, văn minh, những bữa ăn, những cuộc trò chuyện có thể thoải mái, vô tư hơn trước nhưng những phép tắc tối thiểu mà ông cha ta khuyên răn vẫn không bao giờ là thừa. Nó luôn hữu ích với cuộc sông hằng ngày. Có thể những quy tắc của người xưa ngày càng ít được áp dụng nhưng nó là những bài học quý giá nuôi dạy ta thành một người lịch sự, có phép tắc và hiểu biết. Nếu như ngay cả những cách cư xử tưởng chừng như nhỏ nhặt ấy mà chúng ta cũng không thực hiện được thì thử hỏi chúng ta có thể làm được gì nữa? Văn hóa và đạo đức vẫn luôn là thước đo hàng đầu để đánh giá một con người sau đó mới đến lượt học thức, trí tuệ hay sự giàu sang.

Ông cha ta, bằng vốn sống lâu đời, bằng những va chạm trong cuộc sống đã để lại cho chúng ta những bài học thật có giá trị. Nó chỉ là những cư xử, hành vi vốn rất nhỏ nhặt nhưng lại vô cùng quan trọng trong những mối quan hệ xã hội. Với lời khuyên răn đó, chúng ta phải biết quan sát và tế nhị hơn, biết giữ ý tứ và phép lịch sự mọi lúc mọi nơi dù là trong bữa ăn gia đình hay những cuộc gặp gỡ ngoài xã hội. Những phong thái cử chỉ nhỏ nhặt ấy cũng tạo được ấn tượng tốt đẹp trong mắt những người mà chúng ta tiếp xúc và chỉ có như vậy chúng ta mới thể hiện được rằng mình là một người có văn hóa, văn minh.


Câu tục ngữ “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng” - Mẫu số 2

 Những bài học của người trước thường gửi gắm những đạo lý sâu sắc mà thật thâm thúy trong kho tàng văn học dân gian. Đặc biệt là trong những câu tụ ngữ, mỗi câu tục ngữ là một bài răn dạy khuyên nhủ con con người hướng thiện, cách đối nhân xử thế ra sao để cho vẹn đôi bên. Qủa thật những bài học đó cho đến nya vẫn còn vẹn nguyên những giá trị. Nói về phép tắc lịch sự thì tục ngữ cũng có vô vàn câu nói về điều này. Câu tục ngữ “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng” chính là một trong những câu tục ngữ ấn tượng và chứa đựng được bài học sâu sắc.

Đầu tiên ta phải hiểu được rằng “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng” là gì? Đây là lời khuyên con người cần phải ý tứ trong việc nhỏ nhất như đang ngồi ăn cơm cùng với gia đình, hay tập thể. Khi chúng ta ngồi ăn cơm ở những chỗ đông người thì khi ăn phải biết ý tứ nhìn mọi người xung quanh như thế nào? Xem mọi người đã ngồi đầy đủ chưa? Trong khi ăn trong mâm cỗ có ai là người lớn tuổi nhất thì phải biết hành xử đúng mực, phải biết “kính trên nhường dưới”. Không được “ăn như rồng cuốn” mà không quan tâm đến mọi người xung quanh. Thậm chí người xưa có người phép tắc đến mức khi người già, những người lớn tuổi đã hạ đũa không ăn nữa thì bản thân mình cũng nên thôi. Không ngồi đó ăn mà không có ai được. Thực sự đây là một trong những lời khuyên không hề thừa thãi chút nào cho chúng ta ngay trong thời đại ngày nay.

Ăn trông nồi, ngồi trông hướng

Chúng ta vẫn còn nhớ câu chuyện về hai vợ chồng nọ, chồng ham ăn khi đi ăn cỗ là ăn không biết đến mọi người xung quanh. Ăn hết phần của người khác khiến cho mọi người thấy khó chịu và không muốn ngồi ăn cùng anh này cứ mỗi lần có đám. Biết vậy chị nhà nghĩ ra một kế sách đó chính là buộc một sợi dây vào tay anh nào sau đó căn dặn “cứ giật dây thì mới được gắp một miếng”. Anh chồng nghe theo mới đầu ăn còn từ tốn nhưng đám đông người qua lại vấp vào dây khiến anh tưởng vợ giục ăn nhanh nên quen thói anh ta lại ăn hết phần của mọi người. Câu chuyện cho thấy được rằng chúng ta cũng phải có ý thức khi đi đến những chỗ đông người.

Các bậc tiền nhân trước răn dạy rất đúng, đó là lời khuyên có khởi đầu từ những việc rất cụ thể đó chính là những việc ăn thế nào? ngồi thế nào? Có lẽ rằng đây là một lời răn chí phải nhất là trong xã hội xưa kia. Xã hội mà miếng ăn được coi trọng, cái đói cái nghèo cứ mãi đeo bám và gia đình chẳng ai dư giả gì cả. Trong bữa cơm mọi người toàn nhường nhịn nhau khi ăn. Lẽ ra là vậy nhưng thực tế có rất nhiều người ăn uống không hề biết ý chỉ biết ăn no cái bụng rồi về. “Ăn trông nồi” tức là khi ăn phải xem cơm còn hay hết để còn biết mà dừng lại. Khi nhà đông người thì phải ăn ít đi chứ không được chỉ chăm chăm biết đến bản thân. Trước khi làm một việc gì đó cũng phải suy nghĩ trước sau, mình là khách, mình là người trẻ trong mâm cơm cần phải kính người già và trẻ nhỏ. Chỉ cần ý tứ một chút trong bữa ăn thôi là người ta cũng đã có thể đánh giá được phần nào con người của bạn rồi đó. Trong bữa cơm con người có thể bày tỏ được những tình cảm, những lời hỏi thăm nhau và đây cũng chính là sự khác biệt trong văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây.

Còn việc “ngồi trông hướng” chúng ta cũng phải hiểu, hướng ở đây không phải là các hướng Đông – Tây – Nam – Bắc mà đó chính là vị thế tương quan với người khác trong bữa ăn. Cần ngồi như thế nào để hợp lý, trong bữa ăn có người cao tuổi chẳng hạn thì không được để các cụ ngồi ngay cạnh ngồi cơm vì thông thường ngồi ngay gần nồi cơm sẽ phải xới cơm cho các thành viên. Cũng không thể để cụ ngồi xa mâm cơm quá không gắp được thức ăn. Cho nên hãy nhìn mọi người xung quanh và chọn cho mình một chỗ ngồi thích hợp nhất. Là khách thì bạn nên ngồi gần nồi để có thể thể hiện sự cởi mở góp một phần nhỏ vào trong bữa cơm đó là xới cơm cho mọi người. Đồng thời cũng để “trông nồi” mà biết được mình nên dừng ăn để nhường cho những người khác. Và “trông hướng” cũng đồng nghĩa với việc xem thái độ của mọi người mà có được những cách hành xử tốt nhất của mình.

Câu tục ngữ thật đúng đắn khuyên chúng ta nên từ tốn và có những cách hành xử khôn khéo khi đi ăn ở những chỗ tập thể. Những phong thái cử chỉ của bạn trong lúc ăn cũng đã nói lên được những phẩm chất của bạn rồi. Khi chúng ta ý thức được đồng nghĩa ta là một người có văn hóa lịch sự.

Câu tục ngữ “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng” - Mẫu số 3

Khởi đầu từ những việc rất cụ thể: ăn thế nào? ngồi thế nào? Chẳng là xưa kia, sống trong đại gia đình dòng tộc, thường chẳng dư giả gì. Cơm ăn lắm khi cũng thiếu. Đông người ăn, còn hết, nhiều ít lắm khi không để ý. Nhất là khi có thực khách. Chuyện mời ăn ở thôn quê như… cơm bữa. Tỏ thân tình, mật thiết mà! Vậy nên rất dễ "lố"- "lố" một cách vô tình. Tốt nhất là hãy để ý tới nồi cơm để tránh những gì nên tránh. Đẹp mặt mình mà cũng vừa lòng người khác. Ăn trông nồi là thế! Còn ngồi trông hướng? Hướng ở đây không hẳn là bốn phương, tám hướng. Hướng là vị thế ngồi trong tương quan với người khác. Tùy ở cương vị, giới tính và tuổi tác. Trong gia đình và ngoài xã hội. Phải nhận biết để điều chỉnh hàng vị. Có sự khác biệt nhất định giữa chủ và khách, giữa yếu nhân và người thường, giữa già và trẻ, giữa nam và nữ… Cũng cần phải lưu tâm đến không khí: trọng thể hay thân mật, vui vẻ hay buồn đau, thân hay sơ… Tất cả phải được xác định cho rành rọt. Để ứng xử cho phải nhẽ!

Tuy nhiên, ý nghĩa của câu Ăn trông nồi, ngồi trông hướng từ lâu đã được mở rộng, đúng hơn là được bồi đắp, không còn chỉ là chuyện ăn, chuyện ngồi nữa. Nó nhắc nhở chúng ta cần có phong thái, cử chỉ thích hợp trong một tình huống nhất định. Cuộc đời lại rộng dài. Chẳng thể có cách thức chung, lời giải chung cho mọi nơi, mọi lúc. Tốt nhất là thấm nhuần những quy tắc. Dựa vào đó, mỗi người vận vào tình huống của mình. Đó là người tinh nhạy và là người tự trọng. Họ ý thức được phẩm giá của mình và biết hành xử theo phẩm gía ấy.

Tôi nhớ một lần ăn ở một nhà hàng. Đập vào mắt tôi là hai hình ảnh hoàn toàn tương phản. Một thanh niên chân gác lên ghế, vừa ăn vừa nói chuyện rôm rả, thỉnh thoảng cười ré lên với người bạn ngồi đối diện. Anh ta thuộc một thang bậc giá trị. Còn đây, một người đàn bà trung niên, có lẽ là một viên chức, lại thuộc một thang bậc giá trị khác. Chị ăn diện không sang trọng, cũng không diêm dúa, nhưng ngay ngắn và đúng mực. Lúc ấy khách đông. Chị nhanh chóng chọn một chỗ trống, kéo ghế đúng tầm, ngồi xuống. Rồi chị cầm đũa, thìa, và cơm, xỉa răng, uống nước… rất là thận trọng, lịch thiệp. Dường như mọi động thái dù là rất nhỏ nhất ở nơi chị đều được cân nhắc. Vì chị là người có ý thức về phẩm cách, giá trị của mình. Gía mà ai cũng được như vậy, cuộc sống sẽ đẹp, sẽ đáng sống biết bao!

Một chuyện khác, ở Liên Xô cũ. Hôm ấy, tôi cùng một người bạn thôn quê mới sang theo diện xuất khẩu lao động đi trên một chuyến tàu hỏa Lêningrát. Chung quanh hầu như không có người Việt nào, trừ hai chúng tôi. Tôi hiểu, tốt nhất là nên im lặng. Nói tiếng nước mình giữa những người xa lạ là không nên. Nếu không thể không nói thì nên nói nhỏ và chớ dơ tay, càng không nên chỉ chỉ chỏ chỏ. Bạn tôi lại không thế, cứ oang oang. Rồi vung tay, múa chân. Tôi đỏ mặt vì mắc cỡ. Đầu tiên tôi nhắc nhẹ nhàng. Không hiệu quả. Đã thành thói quen mất rồi. Chịu không nổi, chẳng cần ý tứ gì nữa, tôi thẳng thừng yêu cầu anh ta ngồi im và yên lặng. Bạn tôi buộc lòng phải nghe theo, trong bụng chắc tấm tức lắm! Biết làm sao được!

Nên dạy cho con trẻ từ lúc nhỏ những điều tưởng chừng nhỏ nhặt ấy. Để khi bước vào đời, chúng luôn có ý thức về hành vi của mình. Giá trị của mỗi người trong cộng đồng tùy thuộc ở ý thức ấy.

Ý nhắc nhở con người khi hưởng thụ như ăn, uống…thì nên nhớ đến người khác nữa chứ ko nên cúi đầu hùng hục chỉ biết ăn một mình, mà phải coi trong nồi xem cái ăn như cơm, thịt, canh…có còn nhiều hay ít để biết ăn vừa phải mà dành cho người khác nữa! Đó là nết ăn cần có của mọi người trong đời sống tập thể, là phép lịch sự tối thiểu và cũng là phẩm chất cần có của con người.

Tương tự vậy, khi đi đứng cũng cần chú ý đến người quanh mình để tôn trọng mọi người hoặc ít nhất cũng ko gây khó chịu cho mọi người. Ví dụ như: Một người đang ngồi thì mình không nên đi qua sát mặt hoặc đứng ngay trước mặt người ta hoặc đơn giản, vào rạp xem phim nếu mình cao thì nên chọn chỗ hoặc cúi một tý để khỏi che lấp ng ngồi sau mình…

Thế mới biết từ xửa, từ xưa dân mình đã biết ứng xử thật văn hoá, thật lịch sự! Đáng tiếc cho đến thời @ rồi mà ko ít người vẫn chưa biết cách "ăn" và cách "ngồi" đâu bạn ạ!

icon-date
Xuất bản : 19/04/2022 - Cập nhật : 09/06/2022