logo

Các cặp từ dễ nhầm lẫn trong tiếng Việt

Câu trả lời chính xác nhất: Sau đây là một số cặp từ dễ lẫn trong tiếng Việt:

- Chấp bút hay chắp bút: từ đúng là chấp bút

- Độc giả hay đọc giả: từ đúng là độc giả

- Kết cục hay kết cuộc: từ đúng là kết cục

- Chín mùi hay chín muồi : từ đúng là chín muồi

- Nhậm chức hay nhận chức: từ đúng là nhậm chức

- Chẩn đoán hay chuẩn đoán: từ đúng là chẩn đoán

- Tham quan hay thăm quan: từ đúng là tham quan

Các cặp từ dễ nhầm lẫn trong tiếng việt thường là do tính chất truyền miệng và người nghe chưa được giải thích rõ ràng về cặp từ đó dẫn đến những sai sót khi sử dụng từ, cặp từ.  Bài viết dưới đây giải thích chi tiết về từ và các cặp từ dễ nhầm lẫn trong tiếng việt, Top lời giải mời các bạn cùng đọc nhé.


1. Từ là gì?

Từ được giải thích là đơn vị nhỏ nhất tạo nên một câu. Từ dùng để chỉ sự vật, hiện tượng, hoạt động, trạng thái, tính chất,… Từ ngữ có nhiều công dụng như để gọi tên của một sự vật hoặc hiện tượng. Nó có thể là một danh từ, hoạt động là một động từ, tính chất là một tính từ.

Nghĩa của từ là nội dung bao gồm những thuộc tính, chức năng, khái niệm, quan hệ … mà từ biểu thị trong đó có những yếu tố ngoại lai của tiếng: sự vật, hiện tượng, tư duy … Yếu tố trong ngôn ngữ này là cấu trúc của ngôn ngữ.

Từ có hai mặt: hình thức vật chất và nội dung ý nghĩa. Hai mặt này được kết nối và tác động qua lại lẫn nhau. Ý nghĩa của từ không tồn tại trong ý thức, trong bộ não con người. Trong nhận thức của con người, ai đó có sự hiểu biết nghĩa của từ nhưng không phải  nghĩa của từ.

>>> Xem thêm: Từ là gì?


2. Các cặp từ dễ nhầm lẫn trong tiếng Việt            

Sau đây là một số cặp từ dễ bị nhầm lẫn trong tiếng Việt:

- Kết cục hay kết cuộc

- Trong hai từ này thì từ chính xác sẽ là" kết cục". Từ này có ý ám chỉ kết quả sau một chuỗi hành động nào đó của con người chúng ta.

- Chắp bút hay chấp bút

"Chắp" là động từ có thể hiểu là ghép lại, nối lại. Chắp thường được dùng như chắp bút, mắt lên chắp…

"Chấp" cũng là động từ này nếu được hiểu theo nghĩa thường là nhận lấy cái bút, cầm lấy bút để làm việc. Còn nếu hoa mỹ hơn thì chấp bút là khởi thảo, thực hiện một văn bản, công trình nào đó theo bản đề cương có sẵn, hoặc theo ý kiến, sự chỉ đạo của cá nhân hoặc tập thể nào đó

Vậy nên, khi dùng từ này chúng ta nên dùng từ "chấp bút" nó sẽ khiến lời văn của bạn trở nên đẹp hơn.

- Độc giả hay đọc giả

Các cặp từ dễ nhầm lẫn trong tiếng Việt

Chúng ta cần hiểu rõ, "độc giả" là một từ thuần chủng Hán Việt gồm hai chữ gốc Hán: "độc" mang ý nghĩa là "đọc" hay "học" còn "giả" mang ý nghĩa chỉ "người". Khi cho hai từ "độc giả" này kết hợp cùng nhau sẽ mang ý nghĩa là "người đọc".

Còn trong từ điển tiếng Việt của tác giả Hoàng Phê, được xuất bản năm 2000, ở trang 336 cũng có định nghĩa về từ "độc giả". Với tác giả Hoàng Phê ông lý giải cho ý nghĩa của từ này đó là người đọc sách báo, có mối quan hệ với tác giả, nhà xuất bản, cơ quan báo chí, thư viện.

Trong khi đó, từ "đọc giả" được một số người sử dụng với nghĩa "người đọc" hay "bạn đọc" – bao gồm "đọc" là một từ thuần Việt và "giả" là một chữ Hán Việt. Khi ghép hai từ này vào, ta sẽ nhận thấy một sự kết hợp không hợp lý.

Vậy nên có thể khẳng định rằng, "độc giả" mới là từ đúng.

- Chín mùi hay chín muồi?

Cũng trong cuốn Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê cũng có đề cập tới từ “chín muồi”, đây là từ thường dùng để nói đến những loại trái cây đã đạt độ chín, ngon nhất. Hoặc nói về sự phát triển nhất của một vấn đề nào đó đã chuyển sang giai đoạn hoặc trạng thái chín muồi.

Còn đối với từ “chín mùi” lại rất ít khi được chúng ta đề cập tới. Bởi vậy, chúng ta có thể dễ dàng khẳng định, từ đúng ở đây là “chín muồi”.

- Nhậm chức hay nhận chức?

Theo nghĩa của từ Hán Việt thì “nhậm” trong từ “nhậm chức” là một người sẽ gánh vác công việc, nhiệm vụ để quản lý nhân viên; trong khi đó “chức” có nghĩa là chức trách, bổn phận, nhiệm vụ. “Nhậm chức” chúng ta có thể hiểu nôm na đó là người sẽ gánh vác, đảm đương chức vụ do những cấp trên bàn giao, bổ nhiệm cho họ.

Trong khi đó, từ “nhận chức” trong nghĩa Hán Nôm thì “nhận” là tiếp đón, chịu lấy, lĩnh lấy; nên “nhận chức” là nhận chức vụ, nhưng không diễn tả được trách nhiệm với chức vụ đó. Theo nghĩa Hán, “nhận” là nhìn, biết, chịu, bằng lòng nên “nhận chức” không có nghĩa.

Do đó, dù chúng ta hiểu theo nghĩa của Hán Nôm, hay Hán Việt thì từ “nhận chức” đều không có nghĩa diễn tả được trách nhiệm đối với chức vụ. Do đó, từ đúng phải là “nhậm chức”.

- Chuẩn đoán hay chuẩn đoán

+ Chẩn đoán: dựa theo triệu chứng và kết quả xét nghiệm mà xác định bệnh tật

+ Chuẩn đoán: không có nghĩa

- Tham quan hay thăm quan

Các cặp từ dễ nhầm lẫn trong tiếng Việt (ảnh 2)

+ “Tham” có nghĩa là can dự, can thiệp hay tham dự vào một việc nào đấy đang diễn ra. “Quan” Có nghĩa là quan sát, theo dõi một sự vật, sự việc hay hiện tựơng nào đó. Theo “thư viện pháp luật” thì Tham quan là hoạt động của khách du lịch trong ngày tới thăm nơi có tài nguyên du lịch với mục đích tìm hiểu, thưởng thức những giá trị của tài nguyên du lịch đó. Từ này cũng hay được sử dụng trong những chuyến đi của nhiều đoàn du lịch hay là lúc chúng ta giao tiếp thường ngày cùng với nhau.

+ Từ “thăm” nghĩa là đến thăm viếng, hỏi han ai đó đang bị ốm, bị mệt. Đây là 1 từ Thuần Việt. “quan” có nghĩa là quan sát, nhìn nhận một sự vật sự việc nào đó. Đây là một từ Hán Việt. Nhưng về theo nguyên tắc thì từ Thuần Việt và Hán việt không thể đi chung với nhau được. Trong từ điển tiếng Việt cũng không tra được nghĩa của từ “Thăm quan”.

Từ “thăm” có nghĩa là đến nơi nào đó để hỏi han, bày tỏ sự quan tâm (đi thăm người ốm) hoặc đến để xem xét tình hình (về thăm trường xưa). Thăm là một từ thuần Việt.

Từ “quan” có nghĩa là nhìn, bao quát, theo dõi, quan sát. Quan là một từ Hán Việt

Về mặt nguyên tắc, không thể ghép 1 từ thuần Việt với 1 từ Hán Việt được. Hơn nữa, từ điển Tiếng Việt không có từ “thăm quan”. Vậy phải là tham quan

>>> Xem thêm: Từ đồng âm là gì?

---------------------------

Như vậy, qua bài viết trên chúng tôi đã cùng bạn trả lời câu hỏi Các cặp từ dễ nhầm lẫn trong tiếng việt? Và cung cấp cho bạn một số khái niệm về từ. Mong rằng thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn, chúc bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 15/08/2022 - Cập nhật : 01/12/2022