logo

Từ đồng âm là gì

Câu hỏi: Từ đồng âm là gì? ví dụ từ đồng âm?

Lời giải:

         *Từ đồng âm được biết đến là loại từ có cách phát âm và cấu tạo âm thanh giống nhau. Một số từ có thể trùng nhau về hình thức viết, cách nói, cách đọc, tuy nhiên lại mang ý nghĩa lại hoàn toàn khác biệt. 

        *Ví dụ về từ đồng âm như sau: Ba tôi đi chợ mua con ba ba.

        + Từ “ba” đầu tiên chỉ người, có nghĩa là ba (bố), còn 2 từ “ba” phía sau có nghĩa là tên của một loại động vật. 

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết về Từ đồng âm là gì? ví dụ từ đồng âm nhé!


Khái niệm từ đồng âm

Từ đồng âm có nghĩa là gì?

        Từ đồng âm là gì? Từ đồng âm được biết đến là loại từ có cách phát âm và cấu tạo âm thanh giống nhau. Một số từ có thể trùng nhau về hình thức viết, cách nói, cách đọc, tuy nhiên lại mang ý nghĩa lại hoàn toàn khác biệt. 

        Các từ đồng âm là từ thuần Việt hoặc Hán Việt và rất dễ nhầm với từ có nhiều nghĩa vì cấu tạo từ và âm là như nhau. Muốn hiểu được một cách đầy đủ và chi tiết về từ đồng âm, cần đặt từ đó vào trong những lời nói, câu văn và hoàn cảnh cụ thể.

        Thông thường, người ta dùng từ đồng âm nhằm mục đích chơi chữ. Từ việc dựa vào hiện tượng đồng âm để tạo ra những câu nói có nhiều ý nghĩa, thu hút và đem lại sự bất ngờ cho người đọc, người nghe.


Phân loại từ đồng âm

Có 4 loại từ đồng âm chính, đó là:

  • Đồng âm từ vựng

        Đồng âm từ vựng là các từ giống nhau về cách phát âm, cách đọc, cùng thuộc một loại từ, tuy nhiên lại mang nghĩa khác nhau hoàn toàn.

Ví dụ về từ đồng âm như sau: Ba tôi đi chợ mua con ba ba.

        + Từ “ba” đầu tiên chỉ người, có nghĩa là ba (bố), còn 2 từ “ba” phía sau có nghĩa là tên của một loại động vật. 

        Như vậy có thể thấy, từ “ba” trong trường hợp này giống nhau về âm thanh, về cách đọc, tuy nhiên nghĩa khác hoàn toàn và không liên quan gì với nhau. 

  • Đồng âm từ và tiếng

        Đồng âm từ và tiếng thường có từ giống nhau, đề cập đến 1 tiếng nhưng 1 từ là động từ và 1 từ còn lại là danh từ hoặc 1 danh từ, 1 tính từ…

Ví dụ: 

        + Chim sáo có bộ lông rất đẹp.

        + Thổi sáo là một môn nghệ thuật đặc biệt.

        Mặc dù có chung từ “sáo” nhưng ý nghĩa ở hai câu lại khác nhau. Trong câu đầu, “sáo” là chim sáo, là danh từ. Câu 2 nói về tính từ chỉ âm thanh cây sáo.

  • Đồng âm từ vựng – ngữ pháp

        Loại đồng âm này được hiểu là các từ có cùng âm, cùng cách đọc chỉ khác nhau về từ loại.

Ví dụ: “Cậu ấy câu được nhiều cá quá đi!” và câu “ Những câu nói đó không tác dụng gì với họ”.

  • Đồng âm với tiếng nước ngoài

        Loại từ đồng âm với tiếng nước ngoài thông qua phiên dịch cũng là loại từ thường thấy trong cuộc sống. 

Ví dụ:

        + Bác ấy đang sút giảm sức khỏe.

        + Cầu thủ sút bóng.


Cách sử dụng từ đồng âm

[CHUẨN NHẤT] Từ đồng âm là gì
  • Xác định nghĩa từ đồng âm thông qua ngữ cảnh

        Để chắc chắn rằng đó có phải từ đồng âm không, bạn hãy đặt từ đó vào các ngữ cảnh riêng biệt nhằm rút ra kết luận cuối cùng. 

Ví dụ như câu: “Đem cá về kho.”

        Bạn hãy thử thêm các ngữ cảnh như: “Đem cá về nhà mà kho” hay “Đem cá về để nhập kho.” để suy ra ý nghĩa chính xác của câu nói. 

  • Chơi chữ: Từ đồng âm sử dụng để chơi chữ được sử dụng nhiều trong các câu ca dao, tục ngữ, văn thơ cổ…

Một số từ đồng âm khác nghĩa trong Tiếng Việt thường gặp

        - Sao: sao trên trời, vì sao lại làm như vậy?, đi sao (copy) giấy khai sinh, sao (sấy) thuốc nam.

        - Khách: đây là khách sạn, nhà có khách, cười khanh khách, khách mua hàng.

        - Đồng: tượng đúc bằng đồng (kim loại), đồng đô la (tiền tệ), đồng lúa xanh, mọi người đồng sức.

        - Đá: cầu thủ đá bóng, nước chanh đá (nước đóng băng), dãy núi đá (chất rắn từ thiên nhiên).

        - Hoa: bông hoa hồng, hoa hậu, pháo hoa, chữ in hoa, hoa tay.

        - Lợi: răng lợi, lợi ích, hưởng lợi.

        - Đường kính: đường kính để ăn, đường kính hình tròn.

        - Cây: cây cam, cây văn nghệ, cây vàng.

        - Đậu: cây đậu, đậu trên cây

        - Qua: đi qua, qua đời, khổ qua (mướp đắng)

        - Than: than thở, hòn than

        - Cốc: cốc chén, cốc đầu

        - Ca: ca nước, ca thán, ca hát

        - tách: tách trà, phân tách

        - bố: bố mẹ, vải bố

        - tập: luyện tập, tập vở, cuốn tập

icon-date
Xuất bản : 10/08/2021 - Cập nhật : 11/08/2021