logo

Bố cục bài thơ Mùa xuân nho nhỏ SGK Ngữ văn 7 trang 113 (KNTT)

Giới thiệu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ SGK Ngữ văn 7 trang 113 (KNTT) chi tiết nhất về bố cục, nội dung, câu hỏi trong SBT, biện pháp nghệ thuật, phương thức biểu đạt, thể loại của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.

Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ SGK Ngữ văn 7 được chia theo bố cục như sau

Bố cục

Gồm 4 phần

- Phần 2: Khổ 1. Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước

- Phần 2: Khổ 2 + 3. Cảm xúc về mùa xuân của đất nước

- Phần 3: Khổ 4 + 5. Ước nguyện của tác giả

- Phần 4: Khổ 6. Lời ngợi ca quê hương đất nước qua điệu dân ca xứ Huế


1. Giới thiệu về tác giả

- Thanh Hải (1930-1980) tên thật là Phạm Bá Ngoãn

- Quê quán: Phong Điền - Thừa Thiên Huế

- Sự nghiệp sáng tác:

+ Từ năm 1954 đến năm 1964 ông làm cán bộ tuyên huấn

+ Từ năm 1964 đến năm 1967 ông phụ trách báo cờ giải phóng của thành phố Huế sau đó làm Ủy viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam

+ Tiếp đó sau năm 1975 ông được làm Tổng thư kí Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên cùng đó là ủy viên thường vụ Hội Liên hiệp văn học nghệ thuận Việt Nam, Ủy viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam

+ Các tác phẩm tiêu biểu:

- Phong cách sáng tác:

+ Thanh Hải thường viết về thiên nhiên và lòng yêu cuộc sống

+ Thơ ông bình dị, nhẹ nhàng nhưng đậm chất triết lí về cuộc đời thể hiện tình yêu cuộc sống tha thiết 


2. Tìm hiểu khái quát về tác phẩm 

Thể loại: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” thuộc thể thơ năm chữ.

Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ viết vào tháng 11-1980 trong hoàn cảnh đất nức đã thống nhất, đang xây dựng cuộc sống mới nhưng còn vô vàn khó khăn gian khổ, thử thách, không đầy một tháng trước khi nhà thơ qua đời. Bài thơ như một lời tâm niệm chân thành, gửi gắm tha thiết của nhà thơ để lại với đời

Phương thức biểu đạt: Văn bản Mùa xuân nho nhỏ có phương thức biểu đạt là biểu cảm

Tóm tắt văn bản Mùa xuân nho nhỏ: Tiếng lòng tha thiết yêu mến, gắn bó với đất nước, với cuộc sống thể hiện lên ước nguyện chân thành của tác giả đó là cống hiến cho đất nước và góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào một mùa xuân lớn của dân tộc.

Bố cục bài thơ Mùa xuân nho nhỏ SGK Ngữ văn 7 trang 113 (KNTT)

3. Nội dung chính và bố cục tác phẩm 

Nội dung chính 

Bài thơ thể hiện tình yêu cuộc sống, gắn bó với đất nước, với cuộc đời và nguyện ước chân thành của tác giả muốn được cống hiến cho đời, góp một mùa xuân nho nhỏ vào mùa xuân lớn của dân tộc.

Bố cục

Gồm 4 phần

- Phần 2: Khổ 1. Cảm xúc trước mùa xuân thien nhiên đất nước

- Phần 2: Khổ 2 + 3. Cảm xúc về mùa xuân của đất nước

- Phần 3: Khổ 4 + 5. Ước nguyện của tác giả

- Phần 4: Khổ 6. Lời ngợi ca quê hương đất nước qua điệu dân ca xứ Huế


4. Giá trị nội dung và nghệ thuật 

Giá trị nội dung

- Bài thơ bộc lộ cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm một “mùa xuân nho nhỏ” dâng hiến cho đời

Giá trị nghệ thuật

- Bài thơ theo thể thơ năm tiếng, có nhạc điệu trong sáng, thiết tha gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, nhiều so sáng và ẩn dụ sáng tạo

icon-date
Xuất bản : 07/10/2022 - Cập nhật : 30/11/2022