Vu khống là hành vi nguy hiểm cho xã hội và được biểu hiện ở những hành vi như bịa đặt chuyện xấu xa cho người khác về vi phạm kỷ luật, vi phạm đạo đức, pháp luật. Bịa đặt những tin không có thật, vu cáo tội cho người khác mà không có căn cứ pháp lý thì hình phạt như thế nào? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu thông tin trong bài viết này.
Câu hỏi: Bịa đặt những tin không có thật, vu cáo tội cho người khác mà không có căn cứ pháp lý thì hình phạt như thế nào?
A. Bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
B. Bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
C. Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm
D. Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 05 tháng đến 02 năm
Trả lời:
Đáp án đúng là: A. Bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Bịa đặt những tin không có thật, vu cáo tội cho người khác mà không có căn cứ pháp lý thì Bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Giải thích của giáo viên Toploigiai tại sao chọn đáp án A
Hiện nay, pháp luật nước ta chưa quy định cụ thể về khái niệm vu khống là gì. Bởi lẽ hành vi vu khống được thể hiện qua các hành vi cụ thể để xem xét có đủ yếu tố để cấu thành tội vu khống hay chưa. Theo quan điểm của tác giả đã tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau thì vu khống có thể hiểu như sau:
“Vu khống là hành vi cố ý đưa tin hoặc cố ý loan truyền những thông tin không đúng sự thật với các nội dung xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự của cá nhân nào đó. Mục đích của hành vi này nhằm làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của họ từ đó trục lợi cho bản thân. Hành vi này được thể hiện qua nhiều phương thức khác nhau như: truyền miệng, đăng tin lên mạng xã hội, các thông tin đại chúng hoặc qua thư tố giác…”
Hành vi vu khống có thể thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau; có thể thông qua các hình thức như truyền miệng, viết bài, gửi đơn, thư tố giác, thư nặc danh;… Trường hợp người đưa tin bịa đặt; nhưng lầm tưởng những điều họ loan tin là có thật thì không phải chịu trách nhiệm.
Hành vi vu khống người khác có thể làm nạn nhân bị mất uy tín; danh dự hoặc bị thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ.
Hành vi vu khống cho người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu; người phạm tội thực hiện hành vi loan truyền những điều bịa đặt cho người khác biết; hoặc tố cáo với cơ quan nhà nước về việc người khác phạm tội.
Căn cứ theo Điều 156 "Tội vu khống" Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 được quy định cụ thể như sau: Bịa đặt những tin không có thật, vu cáo tội cho người khác mà không có căn cứ pháp lý thì Bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
>>>Tham khảo: Danh dự là gì?