logo

Dùng lời nói, hành động như: lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, cạo đầu, cắt tóc, lột quần áo giữa đám đông… thuộc lĩnh vực phạm tội nào?

icon_facebook

Danh dự, nhân phẩm là những giá trị gắn với nhân thân của một người và được pháp luật bảo vệ. Tất cả các hành vi dùng lời nói, hành động như: lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, cạo đầu, cắt tóc, lột quần áo giữa đám đông… thuộc lĩnh vực các tội xâm phạm danh dự.

Câu hỏi: Dùng lời nói, hành động như: lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, cạo đầu, cắt tóc, lột quần áo giữa đám đông… thuộc lĩnh vực phạm tội nào? 

A. Các tội xâm phạm danh dự. 

B. Các tội làm nhục người khác. 

C. Các tội mua bán dâm. 

D. Các tội tuyên truyền văn hóa đồi trụy.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A. Các tội xâm phạm danh dự. 

Dùng lời nói, hành động như: lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, cạo đầu, cắt tóc, lột quần áo giữa đám đông… thuộc lĩnh vực các tội xâm phạm danh dự. 

Giải thích của giáo viên Toploigiai về việc chọn đáp án A

Danh dự, nhân phẩm là những giá trị gắn với nhân thân của một người và được pháp luật bảo vệ.  Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định như sau: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”. Như vậy mọi người đều có quyền được pháp luật bảo hộ về thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. 

Tất cả các hành vi dùng lời nói, hành động như: lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, cạo đầu, cắt tóc, lột quần áo giữa đám đông… thuộc lĩnh vực các tội xâm phạm danh dự.

Hành vi bôi nhọ danh dự nhân phẩm là hành vi vi phạm quy định pháp luật, xâm phạm các quan hệ về dân sự, hành chính và thậm chí là hình sự. Khi một người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm, họ cần am hiểu về các quy định của pháp luật liên quan đến cấu thành, chế tài xử phạt, cơ quan có thẩm quyền giải quyết để có thể tự bảo vệ quyền và nghĩa vụ của mình.

Đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác có thể bị xử phạt hành chính, bạn có thể làm đơn tố cáo hành vi của người đó và gửi ra công an khu vực, nếu đủ cơ sở chứng minh, tùy theo mức độ, hành vi của người đó có thể bị xử phạt hành chính theo quy định. Nếu hành vi làm nhục người khác lại cấu thành một tội độc lập thì tùy trường hợp cụ thể, người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục và tội tương ứng với hành vi đã thực hiện.

Mọi cá nhân đều được pháp luật bảo vệ về danh dự, nhân phẩm. Người thực hiện hành vi làm nhục người khác có thể phải chịu các trách nhiệm sau:

- Bị phạt tiền từ 02 - 03 triệu đồng (khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021);

- Bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 (mức phạt thấp nhất là phạt tiền từ 10 - 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; mức phạt cao nhất là tư 02 - 05 năm tù).

- Bồi thường thiệt hại cho người bị làm nhục (Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015)

>>>Tham khảo: Theo anh chị, tình trạng phạm tội danh dự, nhân phẩm hiện nay xuất phát từ những nguyên nhân, điều kiện nào? Trách nhiệm của sinh viên trong phòng chống tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm

icon-date
Xuất bản : 28/08/2022 - Cập nhật : 09/09/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads