Danh dự khẳng định vai trò, vị trí, uy tín của một người hoặc một tổ chức trong xã hội, được Hiến pháp, pháp luật bảo hộ, không ai được xâm phạm. Hãy để Toploigiai đi tìm hiểu thêm thông tin về khái niệm này.
Câu hỏi: Danh dự là gì?
A. Khẳng định vị trí của một người trong cơ quan, xí nghiệp.
B. Khẳng định vai trò, vị trí, uy tín của một người hoặc một tổ chức trong xã hội, được Hiến pháp, pháp luật bảo hộ, không ai được xâm phạm.
C. Khẳng định vai trò chỉ huy lãnh đạo của một người trong xã hội.
D. Khẳng định vai trò của tập thể trong xã hội.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B. Khẳng định vai trò, vị trí, uy tín của một người hoặc một tổ chức trong xã hội, được Hiến pháp, pháp luật bảo hộ, không ai được xâm phạm
Danh dự khẳng định vai trò, vị trí, uy tín của một người hoặc một tổ chức trong xã hội, được Hiến pháp, pháp luật bảo hộ, không ai được xâm phạm.
Giải thích của giáo viên Toploigiai về việc chọn đáp án B
Danh dự khẳng định vai trò, vị trí, uy tín của một người hoặc một tổ chức trong xã hội, được Hiến pháp, pháp luật bảo hộ, không ai được xâm phạm.
Danh dự là sự coi trọng đối với một cá nhân nhưng mang tính xã hội rất lớn và luôn gắn với một chủ thể nhất định. Sở dĩ nói danh dự mang tính xã hội lớn là bởi vì danh dự được hình thành dựa trên những mối quan hệ trong xã hội. Việc mọi người nhìn vào chính là thước đo để đánh giá một cá nhân có danh dự hay không.
Khi con người tạo ra được cho mình những giá trị tinh thần, đạo đức và những giá trị đó được xã hội đánh giá, công nhận thì người đó có danh dự.
Danh dự có cơ sở từ những cống hiến thực tế của con người đối với xã hội, với người khác. Là con người, ai cũng đóng góp ít nhiều cho cuộc sống, cho xã hội, do đó, ai cũng có danh dự. Tuy nhiên, mỗi chúng ta phải luôn giữ gìn và bảo vệ danh dự của mình và tôn trọng danh dự của người khác. Khi chúng ta biết giữ gìn danh dự của mình, của các cá nhân có được một sức mạnh tinh thần để làm điều tốt, hướng chúng ta đến điều thiện và tránh xa các điều xấu.
Danh dự có vai trò rất lớn đối với mỗi cá nhân, người nào có danh dự thì đương nhiên sẽ được xã hội tin tưởng và coi trọng. Người có danh dự thường sẽ được đánh giá cao bởi người có danh dự là người có phẩm chất đạo đức tốt, nhận thức được những việc làm của mình đâu là việc nên làm và không nên làm. Từ đó sẽ phát huy được tính tích cực trong cuộc sống của mỗi người, góp phần xây dựng xã hội ngày càng phát triển và tiến bộ. Vì vậy những người có nhân phẩm tốt. có tâm thường được rất nhiều người yêu quý và kính trọng và họ luôn nhận được sự giúp đỡ của những người khác khi gặp phải khó khăn.
Danh dự, nhân phẩm của mỗi người là điều vô cùng quan trọng vì vậy pháp luật rất đề cao việc bảo vệ danh dự. Những trường hợp cố tình xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm người khác đều sẽ bị xử phạt nghiêm khắc. Theo quy định hiện nay, xúc phạm danh dự người khác không chỉ bị xử phạt hành chính mà còn có thể bị xử lý hình sự, đồng thời phải bồi thường tổn thất cho người bị hại về mặt tinh thần, sức khỏe, thu nhập. Cụ thể, khoản 1 điều 20 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.”