Sao Hỏa là một hành tinh rất gần với Trái Đất nên nhiều điều bí ẩn của Sao hỏa đã được con người khám phá. Vậy, hành tinh màu đỏ này có những điều gì mà chúng ta chưa biết? Bầu khí quyển của sao hỏa chủ yếu chứa khí nào và con người có thể sinh sống được hay không? Tất cả sẽ được Toploigiai giải đáp ngay trong bài viết dưới đây
Sao Hỏa là hành tinh đứng ở vị trí thứ tư trong Hệ Mặt Trời. Sở dĩ gọi chúng là sao Hỏa bởi hành tinh này có chứa nhiều oxit sắt tạo nên một màu đỏ như lửa đặc trưng.
Bán kính của sao Hỏa xấp xỉ bằng một nửa bán kính của hành tinh xanh Trái Đất. Thể tích chỉ bằng 15% và khối lượng bằng 11% , diện tích bề mặt chỉ nhỏ hơn tổng diện tích đất liền trên Trái Đất. Thành phần chủ yếu trên sao Hỏa là đá bazan, có nơi chứa silic. Đất ở đây có tính kiềm yếu, chứa các nguyên tố như Natri, magie, kali, clo. Những nguyên tố này khá tương đồng với thành phần đất ở Trái Đất.
Hành tinh đỏ có khí hậu vô cùng lạnh, nhiệt độ trung bình thấp đến -80 độ F dưới cả mức đóng băng. Do có sự gần cân bằng về độ nghiêng của trục quay nên sao Hỏa có các mùa gần giống với Trái Đất nhất. Độ dài của các mùa ở đây gấp đôi Trái Đất bởi khoảng cách từ Mặt Trời đến Sao Hỏa xa hơn đến Trái Đất. Sao Hỏa cũng có chỏm băng ở 2 cực, núi lửa, hẻm núi, có dấu hiệu về lũ lụt cổ đại nhưng hiện tại nước tồn tại ở dạng băng và đám mây mỏng. Một ngày ở đây kéo dài 24,6 giờ và một năm bằng 687 ngày Trái Đất.
Hành tinh đỏ có 2 vệ tinh (được gọi là 2 mặt trăng) tương đối nhỏ mang tên Phobos và Deimos quanh theo quỹ đạo gần hành tinh. Chúng nhỏ hơn Mặt Trăng của chúng ta rất nhiều. Do chúng nhỏ nên lực hấp dẫn nhỏ làm chúng không có hình tròn mà trông khá méo mó như củ khoai tây.
Bầu khí quyển của sao Hỏa chủ yếu chứa khí carbon dioxide (CO2 chiếm tỉ lệ 95,32%), nitơ (2,7%), argon (1,6%), oxy (0,13%), carbon monoxide (0,07%), hơi nước (0,03%).
Sao Hỏa có bầu khí quyển mỏng. Các nhà khoa học đã cho rằng, trong quá khứ hành tinh đỏ này có bầu khí quyển tương đương với Trái Đất. Nhưng sao Hỏa không có từ trường do lõi của hành tinh bị đông đặc nên không thể làm lệch hướng bức xạ, không chống lại bức xạ Mặt Trời. Chính bức xạ này đã làm mất bầu khí quyển của sao Hỏa.
Sao Hỏa là hành tinh duy nhất có nhiều đặc điểm gần giống với Trái Đất, thế nhưng bầu khí quyển của sao Hỏa chứa khí carbon dioxide lên tới 95,32% thì hiện tại con người chưa thể sống ở hành tinh này. Lượng carbon monoxide có hại cho con người là 0,07%, tức là 700ppm. Nếu hít phải liên tục trong 45 phút thì con người sẽ gây ngộ độc. Thế nhưng, nếu chỉ 1 lần hít trên sao Hỏa thì bạn đã có thể nguy hiểm đến tính mạng trong vài giây. Ngoài ra, hành tinh đỏ chính là "kẻ thù" của sự sống với bão bụi, gió lớn với tốc độ lên tới 110km/h, bức xạ Mặt Trời gấp 50 lần Trái Đất, nhiệt độ khắc nghiệt luôn ở mức dưới đóng băng. Thậm chí, áp suất khí quyển thấp còn khiến máu sôi lên và chết ngay lập tức. Những điều kiện này thật khó để con người sinh sống an toàn và trồng trọt, chăn nuôi trên sao Hỏa.
Tuy nhiên, việc sinh sống ở Sao Hỏa là điều rất có thể xảy ra trong tương lai. Các nhà khoa học NASA và Cơ quan ESA đang nghiên cứu và hy vọng sẽ đưa con người lên sinh sống ở hành tinh này vào khoảng năm 2030 - 2035. Thế nhưng, để đặt chân tới đây sinh sống đòi hỏi rất nhiều điều kiện. Thế nhưng, khao khát chinh phục vũ trụ của con người là không có giới hạn, và sao Hỏa cũng không phải ngoại lệ.
---------------------
Trên đây Toploigiai đã tìm hiểu bầu khí quyển của sao Hỏa chủ yếu chứa khí nào và liệu con người có thể sinh sống trên sao Hỏa hay không? Với sự phát triển của khoa học và kĩ thuật thì chúng ta cùng hy vọng trong tương lai sẽ có những người đầu tiên đặt chân lên sao Hỏa để sinh sống giống như Trái Đất. Chúc bạn vui vẻ với những kiến thức thú vị về hành tinh đỏ!