logo

Bạn nào dưới đây đã học tập tự giác, tích cực? T chỉ chăm học khi sắp đến kì thi

icon_facebook

Tích cực và tự giác là hai điều rất cần thiết trong cuộc sống hằng ngày. Bạn nào dưới đây đã học tập tự giác, tích cực? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu thông tin trong bài viết này.


Câu hỏi: Bạn nào dưới đây đã học tập tự giác, tích cực? (Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn)

A. T chỉ chăm học khi sắp đến kì thi.

B. H luôn nghĩ đến nhiều cách khác nhau để giải một bài toán.

C. Trong học tập, C luôn đặt câu hỏi “Vì sao?” và cố gắng tìm cách để trả lời câu hỏi đó nên bạn hiểu các vấn đề rất sâu sắc.

D. P chỉ làm các bài tập theo những điều thầy, cô giáo đã hướng dẫn.

E. M luôn đưa ra nhiều cách giúp đỡ các bạn học yếu trong lớp và những bạn đó đã tiến bộ rõ rệt trong học tập.

Trả lời:

Đáp án đúng: C, E

C, M đã học tập tự giác, tích cực: 

Trong học tập, C luôn đặt câu hỏi “Vì sao?” và cố gắng tìm cách để trả lời câu hỏi đó nên bạn hiểu các vấn đề rất sâu sắc

M luôn đưa ra nhiều cách giúp đỡ các bạn học yếu trong lớp và những bạn đó đã tiến bộ rõ rệt trong học tập.


Giải thích của giáo viên Toploigiai lí do chọn đáp án C, E

Tự giác là làm việc gì cũng tự mình hiểu mà làm, không cần người khác nhắc nhở, đốc thúc. Người tự giác là người hiểu rõ trách nhiệm, vai trò, vị trí và quyền lợi của mình trong gia đình, tổ chức hay cộng đồng xã hội. Tích cực có nghĩa là suy nghĩ theo hướng lạc quan, tìm kiếm giải pháp, mong đợi kết quả tốt và thành công, tập trung và làm cho cuộc sống hạnh phúc hơn. Đó là một trạng thái tâm trí vui vẻ và không lo lắng, nhìn ra mặt tươi sáng của cuộc sống.

Một số ví dụ về học tập tự giác, tích cực: 

Trong học tập, C luôn đặt câu hỏi “Vì sao?” và cố gắng tìm cách để trả lời câu hỏi đó nên bạn hiểu các vấn đề rất sâu sắc

M luôn đưa ra nhiều cách giúp đỡ các bạn học yếu trong lớp và những bạn đó đã tiến bộ rõ rệt trong học tập.

Trong học tập, C luôn đặt câu hỏi “Vì sao?” và cố gắng tìm cách để trả lời câu hỏi đó nên bạn hiểu các vấn đề rất sâu sắc

Câu hỏi vận dụng có đáp án

Câu hỏi: Em hãy xử lí các tình huống dưới đây:

a) A học rất giỏi và luôn sẵn sàng giúp đỡ các bạn trong học tập. Khi các bạn gặp khó khăn hay băn khoăn vấn đề gì, A giảng giải để giúp bạn hiểu bài. Trong giờ kiểm tra, A rất khó xử vì các bạn ngồi cạnh muốn chép bài.

(1) Em có nhận xét gì về cách học của một số bạn muốn chép bài của A trong tình huống trên?

(2) Nếu là A, em sẽ làm gì?

b) Mỗi khi sang nhà T chơi, thấy T cặm cụi làm thêm những bài tập nâng cao, mở rộng kiến thức, H liền nói: “Cậu ngốc quá! Đây có phải là những bài tập thầy cô giao đâu mà phải làm. Chúng mình chỉ cần làm hết các bài trong sách giáo khoa là tốt lắm rồi!”

(1) Em có nhận xét gì về lời nói của H?

(2) Nếu là T, em sẽ nói gì với H?

Lời giải: 

(1) Em có nhận xét  về cách học của một số bạn muốn chép bài của A trong tình huống trên: các bạn là những người chưa biết tự giác trong học tập, chỉ biết dựa dẫm vào người khác

(2) Nếu là A, em sẽ làm không cho các bạn chép và sẽ khuyên các bạn nên tự giác làm bài của mình

b) 

(1) Em có nhận xét về lời nói của H: H là người chưa biết tự giác, chăm chỉ trong học tập

(2) Nếu là T, em sẽ nói  với H: Không phải bài của thầy cô giao nhưng ta có thể tự làm để nâng cao thêm kiến thức của mình

Câu hỏi: Em hãy nhận xét hành vi của các bạn dưới đây:

A. Mặc dù rất yêu quý ông bà nhưng H ít khi gọi điện hỏi thăm vì cho rằng như thế là không cần thiết.

B. Thấy hoàn cảnh bác hàng xóm khó khăn, M xin mẹ rau và gạo mang sang biếu bác.

C. Thỉnh thoảng, K lại mượn V mấy thứ lặt vặt như cục tẩy, bút chì,... Thấy vậy, C ngạc nhiên hỏi: “Cậu cũng có những thứ đó, sao phải mượn của V làm gì?” K đáp: “Nhà V ở cạnh nhà mình. V rất mặc cảm về hoàn cảnh khó khăn của bản thân, nên tớ làm như vậy để bạn ấy có nhờ gì tớ thì cũng sẽ thấy thoải mái hơn”.

D. Trên đường đi học về, thấy một bạn bị bắt nạt, T đã dừng lại can ngăn.

Lời giải: 

A. H như vậy là không đúng, là con cháu chúng ta nên thường xuyên gọi về hỏi thăm ông bà

B. M làm đúng, vì bạn biết chia sẻ khó khăn với người khác

C. K làm đúng, vì bạn biết cảm thông với hoàn cảnh của V

D. Hành vi của T là đúng vì biết giúp đỡ bạn khi bạn bị người khác bắt nạt

Câu hỏi: Em hãy đưa ra lời khuyên cho các bạn trong những tình huống dưới đây:

a) K được nhiều bạn trong lớp ngưỡng mộ vì bạn luôn chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp. Có bạn hỏi “bí quyết” của K để có thể làm được như vậy, K trả lời: “Mình chỉ làm những bài tập dễ, còn những bài khó thì lấy sách hướng dẫn ra chép. Làm như vậy, mình không mất nhiều thời gian suynghĩ mà lại hoàn thành đủ bài tập”

(1)Em có tán thành với cách học của K không? Vì sao?

(2)Nếu là bạn cùng lớp, em sẽ khuyên K điều gì?

b) H là học sinh chăm chỉ nên thường được điểm cao trong các bài kiểm tra. Khi các bạn hỏi lí do khiến H chăm chỉ học tập như vậy thì H trả lời rằng mình học để lấy điểm cao cho bố mẹ vui lòng.

(1)Em hãy nhận xét về thái độ và động cơ học tập của H.

(2)Nếu là bạn cùng lớp, em sẽ khuyên H điều gì?

c) Vì sợ thua điểm M về môn Tiếng Anh nênT chỉ dành thời gian và cố gắng học thật tốt môn này còn các môn khác T thường bỏ qua.

(1)Em có nhận xét gì về cách học của T?

(2) Nếu là bạn cùng lớp, em sẽ khuyên T điều gì?

Lời giải: 

a) 

(1)Không tán thành vì đâ không phải là tinh thần tự giác học tập của bạn ấy

(2)Khuyên bạn tự làm bài tập không nên chép sách giải như vậy

b) 

(1)Thái độ thờ ơ chưa thực sự xem trọng việc học tập của bản thân

(2)H nên tích cực hơn trong thái độ học tập vì học tập là lấy kiến thực cho bản thân mình

c) 

(1)Cách học của T chưa đúng cách, nên tự giác học tập nhiều hơn

(2) Khuyên T nên phân bổ thời gian học hợp lí hơn

>>> Tham khảo: Học tập tự giác, tích cực sẽ mang đến cho ta những lợi ích nào dưới đây?

icon-date
Xuất bản : 08/10/2022 - Cập nhật : 29/11/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads