logo

Bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống SGK 7 trang 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23 - Văn Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống SGK 7 trang 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23 ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 7 chi tiết.


Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản

Câu 1 (trang 19, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Tác giả viết bài văn này nhằm mục đích gì?

Lời giải:

Tác giả viết bài văn này nhằm mục đích truyền tải đến người đọc về vai trò quan trọng của sự tha thứ trong đời sống của con người.

Câu 2 (trang 19, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra đây là bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống?

Lời giải:

Dấu hiệu giúp em nhận ra đây là bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống là dựa vào nội dung của văn bản, văn bản có sử dụng lí lẽ, dẫn chứng…bàn luận về một vấn đề trong đời sống. 

- Về vấn đề bàn luận: Ý nghĩa của sự tha thứ => thuộc lĩnh vực tư tưởng đạo đức, lối sống của con người.

- Văn bản nêu rõ ý kiến của người viết: đồng tính, tán thành sự tha thứ trong cuộc sống con người mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp.

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng gần gũi để làm sáng tỏ cho ý kiến.

Bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống SGK 7 trang 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23 - Văn Chân trời sáng tạo

Câu 3 (trang 19, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Bài viết đã đưa ra ý kiến, lí lẽ bằng chứng nào về sự tha thứ?

Lời giải:

- Lí lẽ 1: Tha thứ là món quà quý giá…. Tha thứ giúp chúng ta tìm thấy sự bình an. 

- Bằng chứng 1: trại giam Gia Trung (Gia Lai) đã tổ chức phong trào viết thư với chủ đề "Gửi lời xin lỗi".

- Lí lẽ 2: Sự tha thứ giúp chúng ta buông bỏ thù hận, sự cố chấp và định kiến để từ đó tìm thấy sự bình an, thanh thản trong tâm hồn.

- Bằng chứng 2: Quan điểm của nhà văn Gu-i-li-am A-thơ-rơ Gu-ơ-rơ: "Cuộc sống nếu không có sự tha thứ thì chỉ là tù ngục".

Câu 4 (trang 19, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Xác định đoạn văn có chức năng giải thích và đoạn văn có chức năng bổ sung, xem xét vấn đề từ nhiều khía cạnh.

Lời giải:

Đoạn văn có chức năng giải thích: “Tha thứ chính là…. hòa nhập với xã hội” tha thứ chính là bỏ qua cho người khác những lỗi lầm của họ...sẵn lòng tạo điều kiện để người mắc lỗi sửa sai.

Đoạn văn có chức năng bổ sung: “Bên cạnh đó…hàn gắn cho quá khứ” xem xét vấn đề từ nhiều khía cạnh: Tuy thê, ta cần tránh nhầm lẫn tha thứ với dễ dãi, dung túng cho cái sai, cái ác...giá trị tích cực để hàn gắn cho quá khứ.

Câu 5 (trang 19 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2)

Ở phần kết bài, tác giả đã đề xuất giải pháp gì? Theo em, giải pháp đấy có hợp lí, khả thi hay không?

Lời giải:

Ở phần kết bài, tác giả đề xuất học cách tha thứ bằng việc đặt mình vào vị trí của người khác, cố gắng hiểu nguyên nhân, hoàn cảnh dẫn họ đến sai lầm. Giải pháp đó hợp lí và khả thi. Trả lời câu hỏi theo quan điểm cá nhân.


Hướng dẫn quy trình viết

Đề bài (trang 20 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2)

Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm.

Lời giải:

Nghị luận (khoảng 400 chữ) về ô nhiễm môi trường hiện nay.

Trong xã hội hiện đại và phát triển, vấn đề ô nhiễm môi trường xảy ra ở khắp mọi nơi trên Trái Đất. Ô nhiễm môi trường bắt đầu từ việc ý thức con người, vứt rác bừa bãi gây ra hậu quả vô cùng lớn. Hành động này làm xấu cảnh quan thiên nhiên gây mất mĩ quan đường phố. Nguy hại hơn, nó làm cho môi trường sống của chúng ta lại ô nhiễm: Vứt rác ra sông hồ làm ô nhiễm nguồn nước, chôn rác không phân hủy làm ô nhiễm đất, làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm tầm nhìn. Gây ảnh hưởng xấu đến các loài sinh vật chứ không kể riêng con người. Sức khỏe của con người suy giảm, dễ mắc các bệnh về hô hấp, về tiêu hóa, ung thư. Các loại sinh vật sống ở biển, hồ sẽ chết vì nuốt phải rác không phân hủy, chết vì nguồn nước quá ô nhiễm gây hoang mang cộng đồng.

Bởi vậy, chúng ta phải có những giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng này. Ở Sing-ga-po, những người vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng dù là rác rất nhỏ như mẩu thuốc lá hay vỏ kẹo cao su. Cũng bị phạt rất nặng. Đó chính là một kinh nghiệm mà đất nước ta cần học tập. Cần có những hình thức xử phạt thật nghiêm hành động này. Bên cạnh đó, các ban ngành chính quyền, các cơ quan chức năng, đoàn thể. Cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân để họ không vứt rác bừa bãi. Mặt khác chúng ta cần tích cực trồng cây xanh, phủ đồi trọc giữa môi trường Xanh – Sạch – Đẹp.

Tóm lại, vứt rác bừa bãi là hành vi thể hiện trình độ văn hóa của mỗi người – Để không bị đánh giá là vô văn hóa, giữ gìn vệ sinh trong sạch, chúng ta nên vứt rác đúng chỗ.

Nghị luận (khoảng 400 chữ) về vấn đề đạo đức.

Trái Đất là nơi loài người và vạn vật sinh sống, ở trong một xã hội với những con người tiên tiến và phát triển không ngừng chính vì lẽ đó mà xã hội ngày càng phức tạp, con người cũng vì thế mà càng trở lên phức tạp khiến chúng ta khó phân biệt ai đúng, ai sai, ai tốt, ai xấu. Một mối nguy hại về nhân cách con người đã và đang tồn tại trong xã hội và ngày càng phổ biến đó là “đạo đức giả”.

Vậy trước hết ta phải hiểu “đạo đức giả” là gì? “Đạo đức giả” là cách ứng xử giả tạo, đi ngược với những chuẩn mực đạo đức thông thường. Đáng sợ hơn là nó thường nấp sau dáng vẻ tử tế, hào nhoáng của con người khiến chúng ta khó phân biệt đươc. Những người như vậy họ thường dùng sự tử tế, sự tươi cười, vồn vã với những người khác, che dấu đi bản chất, con người thật của họ một cách hoàn hảo nhất. Và chúng ta rất dễ bị đánh lừa bởi vẻ bề ngoài đó. Nó như trở thành một căn bệnh “chết người” ăn mòn nhân cách và đạo đức của con người.

Bởi vậy, đạo đức giả mang đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho con người và xã hội. Trước hết ở bản thân người đó, họ sống giả dối, đánh lừa mọi người xung quanh bằng vẻ ngoài hào nhoáng của mình và dần họ sẽ đánh mất chính mình. Niềm tin của họ với mọi người xung quanh cũng sẽ biến mất bởi thật khó để tin tưởng một người luôn lừa dối mình. Đối với xã hội, thói đạo đức giả sẽ làm lẫn lộn các giá trị đạo đức và làm xã hội trở lên phức tạp. Biết bao nhiêu người vì tin vào lòng tốt của người khác mà rước họa vào thân. Nó khiến cho xã hội trở lên không còn an toàn và con người cũng trở lên ngờ vực, khó tin tưởng nhau. Thật khó có thể tưởng tượng nổi sẽ thế nào nếu sống trong một xã hội con người luôn ngờ vực, lừa gạt nhau?

Vì vậy, để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp, chúng ta – nhưng người sống trong xã hội phải luôn biết trau dồi nhân cách của bản thân, kiên quyết đấu tranh chống lại thói đạo đức giả, góp phần xây dựng một xã hội trong sạch và đáng tin cậy hơn.

>>> Xem trọn bộ: Soạn Văn 7 Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống SGK 7 trang 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23 trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 17/10/2022 - Cập nhật : 17/10/2022