logo

Bài Ôn tập SGK 7 trang 26 - Văn Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn Soạn bài Ôn tập SGK 7 trang 26 ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 7 chi tiết.


Mục lục nội dung

Trả lời câu hỏi ôn tập

Câu 1 (trang 26, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Trình bày các đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề trong đời sống.

Lời giải:

- Văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống (nghị luận xã hội) được viết ra để bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, hay một vấn đề thuộc lĩnh tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người.

- Văn nghị luận là văn bản được tạo ra từ phương thức lập luận, phản ánh những đặc điểm về mục đích và cách thức biểu đạt nghị luận, xuất hiện ở bài nói hay bài viết. Văn nghị luận vốn là sản phẩm của tư duy logic, vẻ đẹp của mỗi áng văn nghị luận không chỉ thể hiện ở hình thức lập luận phong phú, lí lẽ đanh thép, giọng điệu thuyết phục mà còn thể hiện thái độ của tác giả trước vấn đề nghị luận. 

+ Thể hiện rõ ý kiến khen, chê, đồng tình, phản đối của người viết đối với hiện tượng, vấn đề cần bàn luận.

+ Trình bày những lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe. Bằng chứng có thể là nhân vật, sự kiện, số liệu liên quan đến vấn đề cần bàn luận.

+ Ý kiện, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

Bài Ôn tập SGK 7 trang 26 - Văn Chân trời sáng tạo

Câu 2 (trang 26 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2)

Tóm tắt ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mục đích viết của ba văn bản nghị luận trình bày ý kiến về vấn đề đời sống đã học bằng cách hoàn thành bảng sau (làm vào vở).

Bài Ôn tập SGK 7 trang 26 - Văn Chân trời sáng tạo

Lời giải:

Văn bản

Ý kiến

Lí lẽ và bằng chứng

Mục đích viết

Tự học – một thú vui bổ ích

- Ý kiến 1: Thú vui học giống thú đi chơi bộ

- Ý kiến 2: Tự học là phương thuốc chữa bện âu sầu

- Ý kiến 3: Tự học là thú vui thanh nhã, nâng cao tâm hồn

Tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ

Tự học quả là một phương thuốc trị bệnh.

Những điều bổ ích của thú vui tự học.

Bàn về đọc sách

- Ý kiến 1: Tầm quan trọng của việc đọc sách

- Ý kiến 2: Những khó khăn trong việc đọc sách.

- Ý kiến 3: Phương pháp đọc sách hiệu quả.

Đưa ra những ý nghĩa của đọc sách, khó khăn trong quá trình đọc sách. Khẳng định đọc sách là con đường quan trọng để tích lũy, nâng cao học vấn. Đồng thời, từ việc đưa ra những sai lầm trong việc đọc sách để hướng tới cách đọc sách khoa học, hợp lí cho con người.

Đừng từ bỏ cố gắng

- Ý kiến 1: Thất bại đáng sợ nhất là không chiến thắng bản thân, không nỗ lực theo đuổi mục tiêu, lí tưởng mình đã chọn.

- Ý kiến 2: Những thành công bắt đầu từ những thất bại, khó khăn.

Bất kì ai cũng phải đối mặt với khó khăn…

Kiên trì nỗ lực cố gắng theo đuổi mục tiêu là rất quan trọng…

Những tấm gương thành công nhờ kiên trì: Edison.

Truyền cảm hứng cho người đọc khi đối mặt với những khó khăn, thử thách hay thậm chí cả thất bại thì cũng đừng bao giờ từ bỏ đi sự cố gắng.

Câu 3 (trang 26 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2)

Khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống, ta cần chú ý đến điều gì? Ghi lại những kinh nghiệm của em sau khi viết và chia sẻ bài viết.

Lời giải:

Khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống, ta cần chú ý: Cần có những câu văn nêu rõ ý kiến và sử dụng từ ngữ có chức năng chuyển ý để bài văn mạch lạc, rõ ràng. Có thể sử dụng các trích dẫn, danh ngôn để tăng sức thuyết phục cho bài viết. Ghi lại những kinh nghiệm của em sau khi viết và chia sẻ bài viết: Luyện tập viết bài thường xuyên và có ý kiến và lí lẽ về bài viết. 

- Một lí lẽ chặt chẽ, hoàn chỉnh cần nêu được cơ sở và kết luận. Cơ sở chính là căn cứ để người viết đưa ra lí lẽ, thường mở đầu bằng cụm từ “bởi vì…”. Kết luận là điều suy ra được từ cơ sở, thường mở đầu bằng cụm từ “cho nên…”

- Khi triển khai bằng chứng, cần tránh sa đà vào kể, mà phải phân tích bằng chứng và chỉ ra được sự tương quan giữa bằng chứng và lí lẽ bằng cách trả lời câu hỏi: “Bằng chứng này làm sáng tỏ lí lẽ như thế nào?”

- Kinh nghiệm: Xác định vấn đề bàn luận để bày tỏ thái độ đồng tình hay phản đối. Thu thập bằng chứng một cách chính xác. Bàn luận vấn đề ở đa khía cạnh và không nên quá dài dòng vào 1 ý kiến.

Câu 4 (trang 26 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2)

Em hãy trình bày những phép liên kết đã học trong bài. 

Lời giải:

Những phép liên kết đã học trong bài: 

- Phép nối

- Phép lặp từ ngữ: lặp lại ở câu đứng sau các từ ngữ đã có ở câu trước.

- Phép thế: câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có câu trước.

- Phép liên tưởng

- Phép lặp từ ngữ: lặp lại ở câu đứng sau các từ ngữ đã có ở câu trước.

- Phép thế: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có câu trước.

- Phép nối: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước.

- Phép liên tưởng: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước.

- Phép liên kết: sử dụng ở những đoạn văn khác nhau sẽ có chức năng liên kết đoạn văn.

Câu 5 (trang 26 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2)

Ghi lại những kinh nghiệm của em sau khi thực hiện bày nói trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống. 

Lời giải:

Trong quá trình nói, cần lưu ý điều gì khi bảo vệ ý kiến của mình trước sự phản bác của người nghe: Có dẫn chứng và ý kiến xác thực, lập luận chặt chẽ. Ghi lại những kinh nghiệm của em sau khi thực hiện bài nói trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống.

- Khi trình bày bài cần có đủ các phần giới thiệu, nội dung và kết thúc.

- Chú ý mở đầu và kết thúc cần ấn tượng, nhằm thu hút người nghe.

- Trình bày trực tiếp, rõ ràng ý kiến của người nói về vấn đề đó.

- Đưa ra lí lẽ, bằng chứng thuyết phục được người nghe.

- Nói rõ ràng, rành mạch và đúng thời gian quy định.

- Cần tự tin, nhìn vào người nghe khi nói, sử dụng giọng điệu và điệu bộ hợp lí.

- Ghi nhận và phản hồi lịch sự, thỏa đáng với những câu hỏi.

- Biết bảo vệ ý kiến trước sự phản bác của người nghe.

Câu 6 (trang 26 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2)

Em hãy lập kế hoạch để thực hiện một mục tiêu học tập do mình đề ra, dựa vào mẫu sau:

Bài Ôn tập SGK 7 trang 26 - Văn Chân trời sáng tạo

Lời giải:

KẾ HOẠCH HỌC TẬP

Môn học: Ngữ văn

Mục tiêu tôi muốn đạt được: Điểm tổng kết 8.5

Kế hoạch thực hiện: Mỗi buổi tối.

Thời gian

Những việc cần làm

Cách thức thực hiện

Kết quả cần đạt

Từ 18h đến 19h

- Ôn lại những kiến thức GV đã giảng trong vở ghi chép.

- Ghi nhớ trong SGK

- Lập dàn ý chi tiết các đề tập làm văn

- Đọc sách, xem lại vở ghi chép bài

- Tìm được những giá trị mới

Từ 19h15 đến 20h15

- Làm lại các bài tập tiếng Việt trong SGK và trong sách bài tập.

- Làm bài

- Hoàn thiện đầy đủ bài tập về nhà

Từ 20h20 đến 21h

- Luyện viết

- Viết đoạn văn, bài văn

- Cải thiện kĩ năng làm bài tập làm văn

Từ 21h đến 21h30

 - Ôn tập

- Ôn tập những đơn vị kiến thức văn học đã học.

- Nhớ lại những kiến thức đã học.

Kết quả cần đạt: Cơ bản nắm vững cơ bản phần lí thuyết, Nắm vững kĩ năng thực hành, mở rộng làm bài tập ngoài SGK.

Câu 7 (trang 26 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2)

Hãy trình bày ý nghĩa của tri thức đối với cuộc sống của chúng ta. 

Lời giải:

- Chúng ta đã biết, tri thức có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với con người, giúp con người vươn tới những điều tưởng chừng như không thể, khám phá ra những chân trời mới, những điều thú vị, kì vĩ của thiên nhiên, của vũ trụ. Tri thức là cốt lõi để xã hội này phát triển. Xã hội ngày càng phát triển đồng nghĩa với thế giới tri thức càng càng được mở rộng. Về kinh tế, tri thức giữ vai trò rất lớn, đặc biệt là trong nền kinh tế tri thức hòa chung trong sự phát triển cả thế giới. Tri thức trở thành một nguồn nhân tố quan trọng, chất xám trở thành ngưỡng năng lượng đưa đất nước đi lên, sánh vai với cường quốc năm châu. Đối với xã hội, văn hoá giáo dục, tri thức cũng góp tiếng nói của mình vào sự ổn định phát triển. Một đất nước có người dân đạt trình độ cao về trí thức thì tỉ lệ thất nghiệp sẽ ít đi, mức sống của người dân được cải thiện hơn, con người được hạnh phúc hơn. Đối với mỗi người, tri thức lại càng cần thiết hơn bao giờ hết. Không có ai không học mà lại thành tài cả. Tất cả mỗi người muốn có cuộc sống đủ đầy, muốn nâng cao chất lượng đời sống và muốn sống có ích đều phải học tập. Bởi trí thức mang đến cho ta những hiểu biết thuộc bản chất của các hiện tượng đời sống, giúp ta tìm hiểu sâu về nguồn cội, về quá trình tiến hoá và cả những phát minh vĩ đại trên thế giới.

>>> Xem trọn bộ: Soạn Văn 7 Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn bài Ôn tập SGK 7 trang 26 trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 17/10/2022 - Cập nhật : 17/10/2022