logo

Bài Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết SGK 7 trang 29, 30, 31 - Văn Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn Soạn bài Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết SGK 7 trang 29, 30, 31 ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 7 chi tiết.


Chuẩn bị đọc

Câu 1 (trang 29, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Thiên nhiên tác động như thế nào đến cuộc sống của chúng ta?

Lời giải:

Thiên nhiên có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người, là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên để phục vụ cho cuộc sống và sản xuất sinh hoạt của con người. Đơn giản là chúng ta phải hít thở không khí từ tự nhiên, uống nước từ tự nhiên, khai thác các loại khoáng sản, lâm sản, thổ sản, hải sản… để phục vụ cho nhu cầu của mình. Thiên nhiên quyết định đến các đặc điểm hình thái và hình thức quần cư, sinh sống của con người. Thiên nhiên có tác động to lớn đến cuộc sống của chúng ta trong mọi hoạt động từ cuộc sống sinh hoạt đến hoạt động sản xuất. 


Trải nghiệm cùng văn bản 

Câu 1 (trang 30, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Tác giả dân gian muốn nói về hiện tượng gì qua câu 6?

Lời giải:

Qua câu 6, tác giả dân gian muốn nói về hiện tượng tự nhiên của trời đất. Đó là sự chênh lệch giữa thời gian ban ngày và ban đêm của các tháng. Cụ thể, đêm tháng năm rất ngắn, ngược lại thời gian của ngày vào tháng mười lại rất ngắn.

Bài Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết SGK 7 trang 29, 30, 31 - Văn Chân trời sáng tạo

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 (trang 30 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2)

Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết các câu trong văn bản trên là tục ngữ?

Lời giải:

Những dấu hiệu giúp em nhận biết các câu trong văn bản trên là tục ngữ đó là các câu trong văn bản đều thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về những hiện tượng thiên nhiên, câu ngắn gọn, có hình ảnh gần gũi.

 Có thể dựa vào các đặc điểm của tục ngữ: 

- Thường ngắn gọn (câu ngắn nhất gồm 4 chữ, câu dài có thể trên dưới 16 chữ) 

- Có nhịp điệu, hình ảnh. 

- Hầu hết đều có vần và thường là vần lưng. 

- Đó là những câu được sử dụng trong lời nói hằng ngày. Có nội dung, tục ngữ thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người và xã hội. 

Câu 2 (trang 30 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2)

Các câu tục ngữ trên cùng nói về điều gì?

Lời giải:

Ta thấy, các câu tục ngữ trên cùng nói về những kinh nghiệm trong dân gian về thời tiết được nhân dân đúc kết và ứng dụng vào hoạt động sản xuất cùng cuộc sống thường ngày. 

Câu 3 (trang 30 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2)

Điền số chữ, số dòng, số vế của các câu tục ngữ số 2,4,6 vào bảng sau: 

Câu

Số chữ

Số dòng

Số vế

1. 8 1 2
2.      
4.      
6.      

Lời giải:

Câu

Số chữ

Số dòng

Số vế

1 8 1 2
2 8 1 2
4 13 1 3
6 14 2 2

Câu 4 (trang 30 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2)

Xác định các cặp vần từ câu tục ngữ số 2 đến số 6 và điền vào bảng dưới đây: 

Bài Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết SGK 7 trang 29, 30, 31 - Văn Chân trời sáng tạo

Lời giải:

Câu

Cặp vần

Loại vần

1 Trưa – mưa Vần cách
2 Hạn – tán Vần cách
3 May – bay Vần cách
4 Đài – hai Vần cách
5 Mưa – vừa Vần cách
6 Sáng - tháng Vần cách

=> Tác dụng: làm cho các câu tục ngữ có nhịp điệu, thêm sinh động. Khi đọc sẽ tạo ra cảm giác liền mạch, hợp lý.

Câu 5 (trang 31 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2)

Về hình thức, câu tục ngữ số 5 có gì khác biệt so với các câu còn lại?

Lời giải:

Về hình thức, câu tục ngữ số 5 có gì khác biệt với các câu còn lại ở chỗ đây là câu tục ngữ được viết dưới dạng câu thơ lục bát, dòng trên có 6 tiếng, dòng dưới có 8 tiếng. Không có các vế đối xứng nhau, có 3 vế, sự khác biệt lớn nhất ở yếu tố cân xứng các vế câu. 

Câu 6 (trang 31 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2)

Theo em, các câu tục ngữ trên đây có thể giúp ích gì cho con người trong cuộc sống? 

Lời giải:

Theo em, các câu tục ngữ trên đây giúp ích cho con người trong cuộc sống trong việc dự đoán thời tiết để sắp xếp công việc cũng như sản xuất cho phù hợp để biết cách xử lý trong từng tình huống một cách kịp thời, như: trời nắng có thể mặc áo, đội mũ; trời mưa kịp thời mang ô hoặc áo mưa,... Đồng thời giúp chúng ta biết cách quan sát các hiện tượng tự nhiên và nhận thức về các hiện tượng tự nhiên.

Câu 7 (trang 31, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Hãy hình dung một tình huống giao tiếp có thể sử dụng các câu tục ngữ trên. Sau đó, viết một đoạn đối thoại hoặc một đoạn văn về tình huống này với độ dài khoảng 5, 6 câu.

Lời giải:

Một buổi chiều, bầu trời trong xanh, những tia nắng lấp ló dưới sân nhà, đám mây trắng trên bầu trời tạo nên khung cảnh đẹp đẽ. Bất giác, một lúc sau đó, em nhìn lên bầu trời phía sau nhà khoảng trời bắt đầu ngừng nắng, trời bắt đầu tối sầm lại, thời tiết thay đổi bất thường dường như sắp có mưa lớn. Em chạy vào nhà hỏi mẹ.

- Mẹ ơi, thời tiết thay đổi nhanh mẹ nhỉ?

- Sao con lại nói vậy?

- Vì con nhìn bầu trời lúc thì nắng chói chang, lúc thì như sắp mưa ạ! 

Mẹ mỉm cười rồi nói: 

Thời tiết thất thường là hiện tượng thiên nhiên mà con người chúng ta thấy rõ. Nhưng khi nào mưa con quan sát thấy:

“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa,

Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”

Từ đó, nhờ lí giải của mẹ em nhận ra được những điều thú vị!

>>> Xem trọn bộ: Soạn Văn 7 Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn bài Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết SGK 7 trang 29, 30, 31 trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 18/10/2022 - Cập nhật : 18/10/2022