Khái niệm về công suất được hiểu đơn giản là thông số hiển thị cho người sử dụng biết được chính xác lượng điện năng tiêu thụ của thiết bị là bao nhiêu hay là sẽ tiêu tốn bao nhiêu số điện trong thời gian 1 tháng để từ đó tính toán số tiền điện cần phải chi trả.
Ta có các công thức tính tiền điện theo công suất như sau:
A= P.t = U.I.t
P=U.I
Trong đó
+ A: Lượng điện tiêu thụ trong thời gian t
+ P: công suất ( đơn vị KW) hoặc công suất (Jun/giây(J/s))
+ t: thời gian sử dụng ( đơn vị giờ)
+ Đơn vị Oát (W)
+ U: Hiệu điện thế
+ I: Cường độ dòng điện
Cách quy đổi sang W:
+ 1KW = 1000W
+ 1MW = 1.000.000W
Câu 1: Điện năng không thể biến đổi thành
A. Cơ năng
B. Nhiệt năng
C. Hóa năng
D. Năng lượng nguyên tử
Điện năng không thể biến đổi thành năng lượng nguyên tử
→ Đáp án D
Câu 2: Công suất điện cho biết
A. khả năng thực hiện công của dòng điện.
B. năng lượng của dòng điện.
C. lượng điện năng sử dụng trong một đơn vị thời gian.
D. mức độ mạnh, yếu của dòng điện.
Công suất điện cho biết lượng điện năng sử dụng trong một đơn vị thời gian.
→ Đáp án C
Câu 3: Đơn vị nào dưới đây không phải là đơn vị của điện năng?
A. Jun (J)
B. Niuton (N)
C. Kilôoat giờ (kW.h)
D. Số đếm của công tơ điện
Giải:
Đơn vị của điện năng là:
Jun (J)
Kilôoat giờ (kW.h)
Số đếm của công tơ điện
Câu 4: Số đếm công tơ điện ở gia đình cho biết:
A. Thời gian sử dụng điện của gia đình.
B. Công suất điện mà gia đình sử dụng.
C. Điện năng mà gia đình đã sử dụng.
D. Số dụng cụ và thiết bị điện đang được sử dụng.
Giải: Số đếm công tơ điện ở gia đình cho biết: Điện năng mà gia đình đã sử dụng.
Câu 5:
Câu hỏi: Một bóng đèn điện có ghi 220V-100W được mắc vào hiệu điện thế 220V. Biết đèn này được sử dụng trung bình 4 giờ trong 1 ngày. Điện năng tiêu thụ của bóng đèn này trong 30 ngày là bao nhiêu?
A. 12 kW.h
B. 400kW.h
C. 1440kW.h
D. 43200kW.h
Giải: Điện năng tiêu thụ của bóng đèn này trong 30 ngày là:
Ta có:
A= P.t.30 = 100.4.30 = 12000 w.h = 12k.w.h
Câu 6: Mối liên hệ giữa công và công suất được thể hiện qua biểu thức:
Giải:
Đáp án: D
Câu 7: Hoạt động của mỗi dụng cụ được cho như bảng sau:
Phần năng lượng biến đổi từ điện năng của dụng cụ nào là sai?
A. Bóng đèn dây tóc
B. Đèn LED
C. Nồi cơm điện, bàn là
D. Quạt điện, máy bơm nước
Giải:
A, B, C - đúng
D - sai vì: Quạt điện, máy bơm nước: điện năng biến đổi thành năng lượng có ích là cơ năng và năng lượng vô ích là nhiệt năng.
Đáp án: D
Câu 8: Điện năng đo được bằng dụng cụ nào dưới đây?
A. Ampe kế
B. Công tơ điện
C. Vôn kế
D. Đồng hồ đo điện đa năng
Giải:
Điện năng đo được bằng công tơ điện
Đáp án: B
Câu 9: Trong 30 ngày, chỉ số công tơ điện của một gia đình tăng thêm 90 số. Biết rằng thời gian sử dụng điện trung bình của gia đình này mỗi ngày là 6 giờ. Công suất tiêu thụ điện năng trung bình của gia đình này là:
A. 0,75kW
B. 0,5kW
C. 1kW
D. 15kW
Giải:
Ta có:
+ 90 số = 90kWh
+ Công suất tiêu thụ điện của gia đình:
Đáp án: B
Câu 10: Một bếp điện có điện trở R được mắc vào hiệu điện thế U thì dòng điện qua nó có cường độ I. Khi đó công suất của bếp là P. Biểu thức nào sau đây xác định P không đúng?
Giải: