logo

Từ phổ là gì?

icon_facebook

Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức từ. Có thể thu được từ phổ bằng rắc mạt sắt lên tấm nhựa trong đặt trong từ trường và gõ nhẹ.


1. Khái niệm về Từ phổ

Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức từ.

Có thể thu được từ phổ bằng rắc mạt sắt lên tấm nhựa trong đặt trong từ trường và gõ nhẹ

- Nơi nào mạt sắt dày thì từ trường mạnh

- Nơi nào mạt sắt thưa thì từ trường yếu

[CHUẨN NHẤT] Từ phổ là gì?

2. Đường sức từ

Các đường sức từ có chiều nhất định.

- Bên ngoài nam châm, các đường sức từ có chiều đi ra từ cực Bắc (N), đi vào cực Nam (S) của nam châm.

- Nơi nào từ trường càng mạnh thì đường sức từ dày, nơi nào từ trường càng yếu thì đường sức từ thưa.

[CHUẨN NHẤT] Từ phổ là gì? (ảnh 2)

3. Liên hệ thực tế

- Nhờ sự chuyển động mạnh của các chất dẫn điện lỏng trong lòng đất mà làm cho Trái Đất như một nam châm khổng lồ có từ trường rất mạnh.

- Nhờ có từ trường này, Trái Đất đã tạo nên một lớp đã tạo nên một lớp rào chắn bảo vệ chống lại “bão” Mặt Trời.

- Nếu không có lớp từ trường này Trái đất sẽ phải hứng chịu các hạt mang điện có hại mà Mặt Trời không ngừng phát ra và sự sống sẽ không thể tồn tại được nữa.


4. Bài tập trắc nghiệm liên quan từ phổ

Bài tập 1: Từ phổ là:

A. Hình ảnh của các đường mạt sắt cho ta hình ảnh của các đường sức từ của từ trường

B. Hình ảnh tương tác của hai nam châm với nhau

C. Hình ảnh tương tác giữa dòng điện và nam châm

D. Hình ảnh tương tác của hai dòng điện chay trong hai dây dẫn thẳng song song

Đáp án đúng: A. Hình ảnh của các đường mạt sắt cho ta hình ảnh của các đường sức từ của từ trường.

Hình ảnh của các đường mạt sắt cho ta hình ảnh của các đường sức từ của từ trường gọi là Từ phổ

Bài tập 2: Từ phổ là hình ảnh cụ thể về:

A. Các đường sức điện.

B. Các đường sức từ.

C. Cường độ điện trường.

D. Cảm ứng từ.

Đáp án đúng: B. Các đường sức từ

Từ phổ là hình ảnh cụ thể của các đường sức từ

Bài tập 3:  Đường sức từ là những đường cong được vẽ theo quy ước sao cho

A. Có chiều từ cực Nam tới cực Bắc bên ngoài thanh nam châm.

B. Có độ mau thưa tùy ý.

C. Bắt đầu từ cực này và kết thúc ở cực kia của nam châm.

D. Có chiều từ cực Bắc tới cực Nam bên ngoài thanh nam châm.

Đáp án đúng: D. Có chiều từ cực Bắc tới cực Nam bên ngoài thanh nam châm.

Giải thích: Các đường sức từ có chiều nhất định:

- Bên ngoài nam châm, các đường sức từ có chiều đi ra từ cực Bắc (N), đi vào cực Nam (S) của nam châm.

- Nơi nào từ trường càng mạnh thì đường sức từ dày, nơi nào từ trường càng yếu thì đường sức từ thưa.

Bài tập 4: Chiều đường sức từ của 2 thanh nam châm được cho trên hình 23.3 SBT. Nhìn hình vẽ hãy cho biết tên các từ cực của nam châm.

[CHUẨN NHẤT] Từ phổ là gì? (ảnh 3)

Bài giải: 

– Trên hình 23.3a: Đầu A của thanh nam châm là cực Nam.

– Trên hình 23.3b: Đầu 2 của nam châm chữ U là cực Bắc

Bài tập 5: Chiều của đường sức từ cho ta biết điều gì về từ trường tại điểm đó.

A. Chiều chuyển động của thanh nam châm đặt ở điểm đó

B. Hướng của lực từ tác dụng lên cực Bắc của một kim nam châm đặt tại điểm đó

C. Hướng của lực từ tác dụng lên một vụn sắt đặt tại điểm đó

D. Hướng của dòng điện trong dây dẫn đặt tại điểm đó

Đáp án đúng: B. Hướng của lực từ tác dụng lên cực Bắc của một kim nam châm đặt tại điểm đó

icon-date
Xuất bản : 18/02/2022 - Cập nhật : 04/11/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads