logo

Bài toán quản lý siêu thị


1. Bài toán quản lý siêu thị

Siêu thị thường xuyên nhận hàng từ một số công ty và bán lại cho khách hàng. Hàng nhập và xuất trực tiếp từ kho (để bài toán đơn giản, hạn chế chỉ có một thủ kho kiêm người giao hàng). Siêu thị có thể xây dựng một CSDL BAN_HANG (bán hàng) gồm các bảng sau:

- Bảng MAT_HANG (mặt hàng – quản lí các mặt hàng).

Bài toán quản lý siêu thị

- Bảng KHACH_HANG (khách hàng-quản lí khách hàng).

Bài toán quản lý siêu thị (ảnh 2)

 

- Bảng CONG_TI (công ti-quản lí các công ti cung cấp hàng).

Bài toán quản lý siêu thị (ảnh 3)

- Bảng PHIEU_NHAP (phiếu nhập – quản lí phiếu nhập hàng).

 

 

- Bảng PHIEU_XUAT (phiếu xuất – quản lí phiếu xuất hàng).

Bài toán quản lý siêu thị (ảnh 5)

Các đối tượng sử dụng chương trình quản lí CSDL BAN_HANG là:

- Khách hàng.

- Thủ kho (kiêm người giao hàng).

- Kế toán.

- Người quản lí cửa hàng.

*Yêu cầu chương trình chức năng cho các đối tượng như sau:

- Khách hàng được biết tên, số lượng các mặt hàng còn trong cửa hàng, một số thông tin cần thiết về mặt hàng.

- Thủ kho kiêm người giao hàng biết được tình hình hàng nhập xuất và tồn kho.

- Kế toán biết được tình hình thu, chi.

- Người quản lí siêu thị biết về tình hình xuất/nhập từng loại mặt hàng, tình hình lãi/lỗ của từng mặt hàng.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về bài toán quản lý nhé!

Bài toán quản lý siêu thị (ảnh 6)

1. Bài toán quản lí

– Công việc quản lý rất phổ biến và mọi tổ chức đều có nhu cầu quản lý: công ty, khách sạn, bệnh viện, cửa hàng, …

Ví dụ: Quản lý học sinh nhà trường

+ Thông tin về các học sinh trong lớp được tập hợp lại thành một hồ sơ lớp, nó như là một bảng mà mỗi cột tương ứng một mục thông tin, mỗi hàng chứa bộ thông tin về một học sinh.

+ Hồ sơ quản lý học sinh của nhà trường là tập hợp các hồ sơ lớp.

+ Việc bổ sung, sữa chữa, xoá hồ sơ gọi là cập nhật hồ sơ.

+ Việc lập hồ sơ không chỉ đơn thuần lưu trữ mà chủ yếu để khai thác, phục vụ các yêu cầu quản lý nhà trường: tìm kiếm, sắp xếp, phân loại, thống kê, tổng hợp, …


2. Các công việc thường gặp khi xử lí thông tin của một tổ chức

a. Tạo lập hồ sơ

Trong tạo lập hồ sơ cần thực hiện các công việc như sau:

– Xác định chủ thể cần quản lý

Ví dụ: Trong bài toán quản lý học sinh trong nhà trường thì chủ thể cần quản lý là học sinh

– Xác định cấu trúc hồ sơ

Ví dụ: Hồ sơ mỗi học sinh là một hàng có nhiều cột (thuộc tính).

– Thu thập, tập hợp hồ sơ thông tin cần thiết cho hồ sơ từ nhiều nguồn khác nhau và lưu trữ chúng theo đúng cấu trúc đã xác định.

Ví dụ: hồ sơ lớp dưới, kết quả điểm thi học kì các môn, …

b. Cập nhật hồ sơ

- Sửa chữa hồ sơ: thay đổi một vài thông tin không còn đúng.

- Thêm hồ sơ: bổ sung thêm hồ sơ cho cá thể mới tham gia tổ chức.

- Xoá hồ sơ: xoá hồ sơ của cá thể mà tổ chức không quản lý

c. Khai thác hồ sơ

- Gồm các công việc như sau:

+ Sắp xếp hồ sơ theo một tiêu chí nào đó phù hợp với yêu cầu.

+ Tìm kiếm là tra cứu các thông tin có sẵn thoả mãn một số điều kiện nào đó.

+ Thống kê cách khai thác hồ sơ dựa trên tính toán để đưa ra các thông tin đặc trưng.

+ Lập báo cáo là sử dụng các kết quả tìm kiếm, thống kê, sắp xếp các bộ hồ sơ theo một yêu cầu nào đó.


3. Hệ cơ sở dữ liệu

a. Khái niệm CSDL và hệ quản trị CSDL

– Khái niệm CSDL: Một cơ sở dữ liệu (Database) là một tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau, chứa thông tin của một tổ chức nào đó (như một trường học, một ngân hàng, một công ti, một nhà máy,…), được lưu trữ trên các thiết bị nhớ để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người dùng với nhiều mục đích khác nhau.

– Khái niệm Hệ QTCSDL: Phần mềm cung cấp môi trường thuận lợi và hiệu quả để tạo lập, lưu trữ và khai thác thông tin của CSDL được gọi là hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Database Management System).

– Thuật ngữ “Hệ CSDL” để chỉ một CSDL cùng với hệ QTCSDL quản trị và khai thác CSDL đó.

– Để lưu trữ và khai thác thông tin bằng máy tính cần phải có:

b. Các yêu cầu cơ bản của hệ CSDL

– Tính cấu trúc: thông tin trong CSDL được lưu trữ theo một cấu trúc xác định

– Tính toàn vẹn: Các giá trị dữ liệu được lưu trữ trong CSDL phải thỏa mãn một số ràng buộc tùy thuộc vào hoạt động của tổ chức mà CSDL phản ánh

Ví dụ: Để đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu trên cột điểm, sao cho điểm nhập vào thang điểm 10, các điểm của môn học phải đặt ràng buộc giá trị nhập vào: >=0 và

– Tính nhất quán: Sau những thao tác cập nhật dữ liệu và ngay cả khi có sự cố (phần cứng hay phần mềm) xảy ra trong quá trình cập nhật, dữ liệu trong CSDL phải bảo đảm tính đúng đắn

– Tính an toàn và bảo mật thông tin: CSDL cần được bảo vệ an toàn, phải ngăn chặn được truy xuất không được phép và phải khôi phục được CSDL khi có sự cố ở phần cứng hay phần mềm. Mỗi nhóm người dùng CSDL có quyền hạn và mục đích sử dụng khác nhau. Cần phải có những nguyên tắc và cơ chế bảo mật khi trao quyền truy xuất dữ liệu cho người dùng

Ví dụ: Học sinh có thể vào mạng để xem điểm của mình trong CSDL của nhà trường, những hệ thống sẽ ngăn chặn nếu HS cố tình muốn sửa điểm. Hoặc khi điện bị cắt đột ngột máy tính hoặc phần mềm bị hỏng thì hệ thống phải khôi phục được CSDL

 Ví dụ về tính bảo mật: Hệ thống phải ngăn chặn được mọi truy cập bất hợp pháp đến CSDL

– Tính độc lập: Vì một CSDL phải phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau nên dữ liệu phải độc lập với các ứng dụng, không phụ thuộc vào bài toán cụ thể, đồng thời dữ liệu cũng phải độc lập với phương tiện lưu trữ và xử lí

– Tính không dư thừa: Trong CSDL thường không lưu trữ những dữ liệu trùng lặp, những thông tin có thể dễ dàng suy diễn hay tính toán được từ những dữ liệu đã có.

Ví dụ: Một CSDL đã có cột ngày sinh, thì không cần có cột tuổi. Vì năm sau thì tuổi sẽ khác đi, trong khi giá trị của tuổi lại không được cập nhật tự động vì thế nếu không sửa chữa số tuổi cho phù hợp thì dẫn đến tuổi và năm sinh thiếu tính nhất quán

c. Một số ứng dụng có sử dụng CSDL

- Cơ sở giáo dục: Quản lí thông tin người học, môn học, kết quả, …

- Cơ sở kinh doanh: Quản lí việc mua bán hàng, thông tin khách hàng, sản phẩm,…

–Cơ sở sản xuất: Quản lí dây chuyền dây chuyền thiết bị, theo dõi việc sản xuất, …

- Tổ chức tài chính: Quản lí tài chính, lưu thông tin về cổ phần, tình hình kinh doanh, …

- Ngân hàng cần quản lý các tài khoản, các giao dịch, …

- Hãng hàng không cần quản lý các chuyến bay, việc đăng kí lịch bay, …


4. Các bước xây dựng cơ sở dữ liệu

Có 3 bước để xây dựng cơ sở dữ liệu:

- Bước 1. Khảo sát

+ Tìm hiểu yêu cầu của công tác quản lý

+ Xác định dữ liệu cần lưu trữ, phân tích mối liên hệ dữ liệu

+ Phân tích các chức năng cần có của hệ thống khai thác tt, đáp ứng các yêu cầu đạt ra

+ Xác định khả năng phần cứng, phần mềm có thể khai thác, sử dụng

- Bước 2. Thiết kế

+ Thiết kế cơ sở dữ liệu.

+ Lựa chọn hệ QTCSDL triển khai.

+ Xây dựng hệ thống chương trình ứng dụng.

- Bước 3. Kiểm thử

+ Nhập dữ liệu cho CSDL

+ Tiến hành chạy thử. Nếu hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đạt ra thì đưa hệ thống vào sử dụng. Nếu hệ thống còn lỗi thì cần rà soát lại tất cả các bước đã thực hiện trước đó. Xem lỗi xuất hiện ở đâu để khắc phục.


5. Ưu điểm, nhược điểm của cơ sở dữ liệu

a.Ưu điểm

-Giảm trùng lặp thông tin, đảm bảo tính nhất quán và toàn vẹn dữ liệu

-Cho phép dữ liệu được truy xuất theo nhiều cách khác nhau từ nhiều người và nhiều ứng dụng khác nhau

-Tăng khả năng chia sẻ thông tin

b.Nhược điểm

-Dữ liệu không nhất quán, đôi khi có trường hợp nhiều người sử dụng một file và sẽ xảy ra hiện tượng lưu đè

-Trùng lặp nhiều dữ liệu

-Tính chia sẻ dữ liệu kém

icon-date
Xuất bản : 10/01/2022 - Cập nhật : 12/01/2022