logo

Bài Thực hành tiếng Việt SGK 7 trang 59, 60 - Văn Kết nối tri thức

Hướng dẫn Soạn bài Thực hành tiếng Việt SGK 7 trang 59, 60 ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 7 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 

Mạch lạc và liên kết (Biện pháp liên kết và từ ngữ liên kết)

Câu 1 (trang 60, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Em hãy tóm lược ý của từng đoạn văn trong một câu và cho biết nhờ tính chất gì và cho biết nhờ tính chất gì của hai đoạn văn mà em tóm tắt được như vậy.

Lời giải:

- Tóm lược đoạn thứ nhất: Ổng hỏi về bản đồ dẫn đường của Sam và chia sẻ về cách nghĩ về bản đồ dẫn đường của bố mẹ ông.

+ Có thể tóm tắt được nội dung đoạn văn 1 như trên nhờ vào việc đoạn văn đã dùng phép lặp, phép thế để liên kết các câu văn, làm nổi bật ý nghĩa của đoạn văn.

- Tóm lược đoạn 2: Sự khác biệt trong quan điểm về bản đồ dẫn đường của ông nội và mẹ ông nội Sam.

+ Có thể tóm tắt được nội dung đoạn văn 2 như trên nhờ vào việc đoạn văn đã dùng phép lặp để liên kết các câu văn, làm nổi bật ý nghĩa của đoạn văn.

Câu 2 (trang 60, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Chỉ ra phương tiện liên kết các câu trong đoạn thứ nhất và các câu trong đoạn thứ hai

Lời giải:

- Ở đoạn thứ nhất: Câu (2) gắn với câu (1) bằng lặp từ ngữ (bản đồ dẫn đường của cháu - tấm bản đồ của ông); câu (3) gắn với câu (2) bằng lặp từ (ông); câu (4) gắn với câu (3) bằng đại từ thay thế (mẹ ông - bà) và bằng việc lặp lại từ ông; câu (5) gắn với câu (4) bằng từ ngữ thay thế (quan điểm đó thay cho một cụm dài nói về quan điểm của bà mẹ) và bằng việc lặp lại từ ông.

- Ở đoạn thứ hai: tất cả các câu liền kề nhau đều gắn với nhau bằng cách lặp từ ông.

Câu 3 (trang 60, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Câu nào có tác dụng liên kết đoạn thứ hai với đoạn thứ nhất? Những phương tiện liên kết nào được sử dụng trong câu đó?

Lời giải:

- Câu văn: Nhưng quan điểm ấy dường như không phù hợp với ông.

- Phương tiện: Phép nối (quan hệ từ “nhưng”), phép lặp (từ “quan điểm”)

Bài Thực hành tiếng Việt SGK 7 trang 59, 60 - Văn Kết nối tri thức

Câu 4 (trang 60, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Em thử đổi vị trí các câu trong đoạn thứ nhất và đoạn thứ hai theo một trật tự bất kì, chẳng hạn 2,4,1,5,3 (đoạn thứ nhất) và 7,3,4,6,1,5,2 (đoạn thứ hai). Hãy đọc lại các câu theo trật tự đã thay đổi và rút ra nhận xét.

Lời giải:

- Tập hợp thứ nhất: 2, 4, 1, 2, 3, kết quả sẽ là: (2) Ông sẽ kể cho cháu nghe tấm bản đồ của ông. (4) Bà vẫn hay nói với ông rằng để tồn tại, ông phải luôn để phòng, phải luôn cảnh giác. (1) Sam, bản đồ dẫn đường của cháu như thế nào? (5) Bố của ông cũng phần nào đồng ý với quan điểm đó. (3) Khi ông còn nhỏ, mẹ ông luôn nhận cuộc đời này như một nơi đầy hiểm nguy.

- Tập hợp thứ hai: 7, 3, 4, 6, 1, 5, 2, kết quả: (7) Mỗi khi ông và mẹ trò chuyện về một người nào đó và ông khen ngợi họ dễ thương, tốt bụng, thế nào mẹ ông cũng ngán ngẩm: “Cứ chờ mà xem!”. (3) Ông cảm thấy yêu mến và tin tưởng tất cả mọi người xung quanh. (4) Ông thấy cuộc đời là chốn bình yên và an toàn. (6) Chưa bao giờ ông cảm thấy tự tin với quan điểm của mình, bởi gia đình ông luôn cho rằng quan điểm đó là hoàn toàn sai lầm. (1) Nhưng quan điểm ấy dường như không phù hợp với ông (5). Kết quả là ông nhận thấy mình khác biệt với chính gia đình mình. (2) Những gì ông thấy không giống như lời mẹ ông nói.

- Có thể nhận thấy, ở tập hợp thứ nhất, một số câu kề nhau không còn phương tiện liên kết, nhưng quan trọng hơn, giữa chúng không có mối quan hệ về nội dung. Ở tập hợp thứ hai, về hình thức, phương tiện liên kết (lặp từ ông vẫn tồn tại, song giữa các câu không có sự liên hệ về nội dung. Cả hai đều không hề toát ra chủ đề gì, vì thế, đó không phải là hai đoạn văn, mà chỉ là hai tập hợp hỗn độn. 

Câu 5 (trang 60, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Hai đoạn văn trên sắp xếp đúng trật tự trong văn bản. Em thử hoán đổi vị trí hai đoạn cho nhau và rút ra nhận xét

Lời giải:

- Khi hoán đổi vị trí hai đoạn cho nhau, hai đoạn văn trở lên thiếu tính lô-gíc. Vì ở đoạn (1), người ông đã hỏi Sam về bản đồ dẫn đường của Sam và chia sẻ và cách nhìn bản đồ dẫn đường của bố, mẹ ông. Từ đó, đoạn 2 được triển khai để chia sẻ về quan điểm riêng của ông và sự đối lập quan điểm với bà mẹ. Hai đoạn văn được liên kết với nhau bằng phép nối cũng tạo nên sự hoàn chỉnh, thống nhất về mặt nội dung và hình thức. Tuy nhiên, khi đổi hai đoạn thì nội dung đoạn (2) được đưa lên trước sẽ khập khiễng, không ăn nhập với đoạn (1). Đồng thời, hai đoạn cũng không có từ ngữ liên kết làm cho nội dung của chúng càng tách rời. Do đó, nếu đổi vị trí hai đoạn văn sẽ không diễn đạt được nội dung người viết muốn chuyển tải.

- Nhận xét: Như vậy, các câu, đoạn văn trong một văn bản phải đảm bảo sự lô-gíc. Chúng được sắp xếp theo một trật tự nhất định, không thể tùy ý thay đổi.

>>> Xem trọn bộ: Soạn Văn 7 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn bài Thực hành tiếng Việt SGK 7 trang 59, 60 trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 21/10/2022 - Cập nhật : 21/10/2022