logo

Bài Hãy cầm lấy và đọc SGK 7 trang 61, 62, 63 - Văn Kết nối tri thức

Hướng dẫn Soạn bài Hãy cầm lấy và đọc SGK 7 trang 61, 62, 63 ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 7 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Trước khi đọc văn bản Hãy cầm lấy và đọc 

Câu 1 (trang 61, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Nêu một câu danh ngôn nói về sách hoặc về việc đọc sách mà em cho là có ý nghĩa

Lời giải:

Một câu danh ngôn nói về sách em cho là có ý nghĩa: "Tất cả những gì con người làm, nghĩ hoặc trở thành được bảo tồn một cách kỳ diệu trên những trang sách." (Thomas Carlyle).

Câu 2 (trang 61, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Em thích đọc loại sách nào? EM đã từng thu nhận được điều gì bổ ích sau khi đọc một cuốn sách?

Lời giải:

- Ví dụ: em thích truyện cổ tích, sách khoa học vui, truyện tranh.

+ Truyện cổ tích: những câu chuyện nhẹ nhàng, luôn có có những kết thúc có hậu, hình tượng nhân vật trong truyện luôn giúp em nhận ra được bài học cho bản thân mình...

+ Sách khoa học: giúp em có thêm kiến thức về nhiều lĩnh vực, nhiều hiện tượng thiên nhiên kỳ thú...

+ Truyện tranh: giúp em giải trí, thư giãn sau những giờ học căng thẳng...


Đọc hiểu văn bản Hãy cầm lấy và đọc 

Câu 1 (trang 61, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Câu chuyện kết nối như nào với vấn đề nghị luận?

Lời giải:

Câu chuyện chỉ là một truyện rất huyền bí, chưa xác minh được sự thật nhưng lại có ảnh hưởng lớn đến thế giới hiện nay khi mà câu nói xuất hiện trong giấc mơ và làm động lực cho nhân vật trong câu chuyện đã trở thành một câu nói khẩu hiệu hiện nay. Và lời nói trong câu chuyện đó cũng chính là thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong vấn đề nghị luận.

Câu 2 (trang 61, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Lí lẽ và bằng chứng nào được dùng để khẳng định vai trò của sách trong thế giới hiện đại?

Lời giải:

- Lí lẽ: Đọc là một cách nạp năng lượng cho sự sống tinh thần.

- Bằng chứng: Người tuyệt thực, không ăn uống, có thể chết. Người không đọc, không xem, không nghe cũng có thể “chết”, cái chết dần dần, êm ái, không dễ nhận ra.

Bài Hãy cầm lấy và đọc SGK 7 trang 61, 62, 63 - Văn Kết nối tri thức

Câu 3 (trang 63, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Làm cách nào để khắc phục được sự sa sút của văn hóa đọc?

Lời giải:

- Tác giả nêu hai điều kiện: chủ thể đọc và đối tượng đọc. Chủ thể đọc là con người. Con người phải ham đọc. Đối tượng đọc là sách. Phải có sách hay thì mới thu hút người đọc. Thiếu một trong hai điều kiện này, tình trạng sa sút của văn hoá đọc khó cải thiện được.

Câu 4 (trang 63, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Cách kết văn bản có gì độc đáo?

Lời giải:

Văn bản đã kết thúc bằng một câu nói với ngụ ý khuyên bảo mọi người về việc nên đọc sách. Cái kết của văn bản còn có điều độc đáo đó là kết thúc bằng một câu tiếng anh (kết hợp một câu tuyên truyền.


Sau khi đọc văn bản Hãy cầm lấy và đọc 

Câu 1 (trang 63, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Văn bản tập trung bàn về vấn đề gì? Dựa vào đâu em nhận biết được điều đó?

Lời giải:

- Văn bản tập trung bàn về vấn đề đọc.

- Dựa vào nhan đề và nội dung được triển khai trong văn bản, em biết được điều đó.

Câu 2 (trang 63, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Tóm lược một số ý kiến được tác giả lần lượt trình bày trong văn bản

Lời giải:

Trong văn bản tác giả đã trình bày rất nhiều ý kiến khác nhau:

- Đoạn 1 (từ Tương truyền đến thời trung đại): Câu chuyện về việc lĩnh hội sứ mệnh đọc sách, nghiên cứu của Thánh Au-gu-xtinh

- Đoạn 2 (từ Vượt qua tính chất huyền bí đến không dễ nhận ra): Vai trò của việc đọc sách đối với đời sống tinh thần của con người

- Đoạn 3 (từ “Em hãy cầm lấy và đọc” đến một cuốn sách hay): Sự khuyến khích đọc sách đến từ những người có trách nhiệm với ta

- Đoạn 4,5,6 (từ Không phủ nhận vai trò đến Hơ-bớt Mác-kiu-dơ đã nói): Sự kì diệu của sách và tác dụng to lớn của việc đọc sách

- Đoạn 7 (từ Thời nay, với sự xuất hiên đến những giá trị tinh thần): Đọc sách trong điều kiện thay đổi hình thức sách

- Đoạn 8 (từ Lâu nay, chúng ta thường được nghe đến vẫn là vô ích): Giải pháp cho tình trạng xuống cấp của văn hóa đọc

- Đoạn 9, 10 (còn lại): Nhắc lại thông điệp về việc đọc sách

Câu 3 (trang 63, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Chỉ ra câu văn thể hiện cách lí giải của tác giả về thông điệp “Hãy cầm lấy và đọc”. Em đồng ý với cách lí giải đó không? Vì sao?

Lời giải:

- Cách lí giải của tác giả về thông điệp “Hãy cầm lấy và đọc”: Hãy tiếp xúc trực tiếp với một cuốn sách, hãy tự trải nghiệm mà không bước qua một không gian nào.

- Ý kiến: Đồng tình; Nguyên nhân: Sách được tạo ra để lưu giữ kiến thức của nhân loại, cần được con người tìm đọc. Khi trực tiếp đọc một cuốn sách, bạn sẽ có thời gian nghiền ngẫm, cảm nhận để hiểu được nội dung mà cuốn sách muốn truyền tải.

Câu 4 (trang 63, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Tác giả đã dùng những lí lẽ và bằng chứng nào để khẳng định trong thế giới hiện đại, khi các phương tiện nghe nhìn phát triển không ngừng, con người vẫn cần phải đọc sách?

Lời giải:

Những lí lẽ và dẫn chứng của tác giả:

- Lí lẽ: Người ta vẫn đọc sách ngay khi các phương tiện nghe nhìn phát triển là bởi sự kì diệu của chữ trên trang sách (hàm chứa văn hóa của một dân tộc, mang hồn thiêng của đất nước, kích thích trí tưởng tượng, khơi gợi tư duy hồi đáp, phản biện,...)

- Bằng chứng: Sách chỉ là giấy và mực mà chứa cả thế giới, phơi bày cả bí ẩn của vũ trụ cũng như xã hội con người; nhờ đọc sách, ta hiểu đời, hiểu người, hiểu chính mình; đọc một cuốn sách hay như bị cuốn vào nỗi say mê, niềm khoái cảm,...

Câu 5 (trang 63, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Theo tác giả, cần có những điều kiện gì để giải quyết tình trạng sa sút của văn hóa đọc hiện nay? Em tán thành với ý kiến của tác giả về vấn đề này không? Vì sao?

Lời giải:

- Điều kiện: cần tính đến cả hai phương diện: chủ thể đọc và đối tượng đọc, nghĩa là phải có người ham đọc và có sách hay để đọc.

- Ý kiến: Đồng tình. Vì sách có hay mới hấp dẫn người đọc, không chỉ vậy bản thân mỗi người cũng phải say mê mới dành thời gian đọc sách.

Câu 6 (trang 63, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Từ nội dung văn bản Hãy cầm lấy và đọc, theo em, có thể xem đọc sách là một kiểu trải nghiệm được không? Vì sao?

Lời giải:

- Trải nghiệm là kinh qua, trải qua. Nói rõ hơn là được chứng kiến, tham dự một sự kiện gì, trực tiếp làm một việc gì, hay chịu một sự tác động nào từ bên ngoài, để lại những cảm giác, suy nghĩ, ấn tượng trong bản thân.

- Thông thường, qua trải nghiệm, con người hiểu biết đầy đủ hơn, suy nghĩ sâu sắc hơn, rút ra được bài học bổ ích về ứng xử. Nói gọn lại, con người sẽ trưởng thành hơn qua trải nghiệm.

- Đọc sách, người đọc được mở mang trí tuệ, làm giàu cảm xúc, khám phá tự nhiên và xã hội, hiểu biết về con người và bản thân. Đọc sách, có khi người đọc như được xuyên thời gian về với quá khứ hay đến với tương lai xa xôi; có khi như được du lịch tới một miền đất lạ, và bằng tưởng tượng, như được sống với những số phận, những cuộc đời khác. Những gì mà sách đem lại cho đời sống tinh thần của người đọc là hết sức phong phú. Do vậy, hoàn toàn có thể xem đọc sách cũng là một kiểu trải nghiệm.

>>> Xem trọn bộ: Soạn Văn 7 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn bài Hãy cầm lấy và đọc SGK 7 trang 61, 62, 63 trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 21/10/2022 - Cập nhật : 21/10/2022