logo

Bài tập về HNO3 có đáp án


Bài tập về HNO3 có đáp án

Bài 1: Cho m (g) hỗn hợp Fe và Cu tác dụng hết với 100 ml dung dịch HNO3 2,4 M có nung nóng thu được dung dịch A và một khí màu nâu đỏ. Cô cạn dung dịch A thu được 10,48 g hỗn hợp 2 muối khan.

a. Tính m (g)?

b. Cho 2 muối trong dung dịch A tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH. Tính nồng độ mol/l của dung dịch NaOH dùng cho phản ứng?

Hướng dẫn:

nHNO3 = 0,1.2,4 = 0,24 mol;

2H+ + NO3- + e → NO2 + H2O

a. nNO3- tạo muối = 0,12 mol

mmuối = m + mNO3- = m + 0,12.62 ⇒ m = 10,48 – 7,44 = 3,04 gam

b. Ta có nN+ = nNO3- tạo muối = 0,12 mol ⇒ CM(NaOH) = 0,12/0,2 = 0,6 M

Bài 2: Trong phòng thí nghiệm người ta thường điều chế HNO3 từ

 A. NH3 và O2.

 B. NaNO2 và H2SO4 đặc.

 C. NaNO3 và H2SO4 đặc.

 D. NaNO3 và HCl đặc.

Đáp án: C

Bài tập về HNO3 có đáp án

Bài 3: Khi nhiệt phân, dãy muối nitrat nào đều cho sản phẩm là oxit kim loại, khí nitơ đioxit và khí oxi?

 A. Cu(NO3)2, Fe(NO3)2, Pb(NO3)2.

 B. Cu(NO3)2, LiNO3, KNO3.

 C. Hg(NO3)2, AgNO3, KNO3.

 D. Zn(NO3)2, KNO3, Pb(NO3)2.

Đáp án: A

Muối nitrat của các kim loại magie, kẽm, sắt, chì, đồng… bị phân hủy tạo thành oxit kim loại tương ứng, khí NO2 và khí O2.

2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2 + O2

4Fe(NO3)2 → 2Fe2O3 + 8NO2 + O2

2Pb(NO3)2 → 2PbO + 4NO2 + O2

Bài 4: Hoà tan hoàn toàn m g bột Cu trong 800 g dung dịch HNO3 được dung dịch Y và 2,24 lit khí NO (đktc). Y tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 2M được kết tủa R. Sau khi nung R đến khối lượng không đổi thu được 20 g chất rắn.

a, Tính khối lượng Cu ban đầu.

b. Tính khối lượng các chất trong Y và nồng độ % của dung dịch HNO3 đã dùng


Mở rộng kiến thức về Axit Nitric 


1. Cấu tạo phân tử

Bài tập về HNO3 có đáp án (ảnh 2)

 CTPT: HNO3

Bài tập về HNO3 có đáp án (ảnh 3)

2. Tính chất vật lý

     - Là chất lỏng không màu, D = 1,53g/cm3.

    - Bốc khói mạnh trong không khí ẩm.

    - Axit nitric không bền, khi có ánh sáng phân hủy một phần.

4HNO3 → 4NO2 + O2 + 2H2O

    - Axit nitric tan vô hạn trong nước.

3. Tính oxi hóa của HNO3

HNO3 thể hiện tính oxi hóa mạnh khi tác dụng với các chất có tính khử như: Kim loại, phi kim, các hợp chất Fe(II), hợp chất S2-, I-, . . . Thông thường:

+ Nếu axit đặc, nóng tạo ra sản phẩm NO2

+ Nếu axit loãng, thường cho ra NO. Nếu chất khử có tính khử mạnh, nồng độ axit và nhiệt độ thích hợp có thể cho ra N2O, N2, NH4NO3

*Chú ý:

Một số kim loại (Fe, Al, Cr, . . .) không tan trong axit HNO3 đặc, nguội do bị thụ động hóa.

Trong một số bài toán ta phải chú ý biện luận trường hợp tạo ra các sản phẩm khác: NH4NO3 dựa theo phương pháp bảo toàn e (nếu ne cho > ne nhận để tạo khí) hoặc dựa theo dữ kiện đề bài (chẳng hạn cho dung dịch NaOH vào dung dịch sau phản ứng thấy có khí thoát ra) hoặc các hợp chất khí của Nitơ dựa vào tỉ khối hơi của hỗn hợp đã cho.

Khi axit HNO3 tác bazơ, oxit bazơ không có tính khử chỉ xảy ra phản ứng trung hòa.

Với kim loại có nhiều hóa trị (như Fe, Cr), nếu dùng dư axit sẽ tạo muối hóa trị 3 của kim loại (Fe3+, Cr3+); nếu axit dùng thiếu, dư kim loại sẽ tạo muối hóa trị 2 (Fe2+, Cr2+), hoặc có thể tạo đồng thời 2 loại muối.

Các chất khử phản ứng với muối NO3- trong môi trường axit tương tự phản ứng với HNO3. Ta cần quan tâm bản chất phản ứng là phương trình ion.

4. Ứng dụng của HNO3

    - Phần lớn sử dụng để điều chế phân đạm NH4NO3, …

   - Ngoài ra sử dụng sản xuất thuốc nổ, thuốc nhuộm, dược phẩm, …

icon-date
Xuất bản : 12/03/2022 - Cập nhật : 13/03/2022