logo

Đồng trùng hợp đivinyl và stiren thu được cao su buna-S có công thức cấu tạo là

Đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm “Đồng trùng hợp đivinyl và stiren thu được cao su buna-S có công thức cấu tạo là cùng với những kiến thức mở rộng về Đivinyl và Stiren là tài liệu đắt giá môn dành cho các thầy cô giáo và bạn em học sinh tham khảo.


Trắc nghiệm: Đồng trùng hợp đivinyl và stiren thu được cao su buna-S có công thức cấu tạo là

A. (CH2-CH=CH-CH2-CH(C6H5)-CH2) n

B. (CH2-CH-CH-CH2-CH(C6H5)-CH2) n

C. (CH2-CH-CH=CH2- CH(C6H5)-CH2) n

D. (CH2-CH2-CH2-CH2- CH(C6H5)-CH2)

Trả lời:

Đáp án:  A. (CH2-CH=CH-CH2-CH(C6H5)-CH2) n

Giải thích:

- Đồng trùng hợp đivinyl và stiren thu được cao su buna-S có công thức cấu tạo là 

 (CH2-CH=CH-CH2-CH(C6H5)-CH2) n

- Đồng trùng hợp đivinyl và stiren:

nCH2=CH-CH=CH2 + nC6H5CH=CH2 (xt,to)→  (CH2-CH=CH-CH2-CH(C6H5)-CH2) n

→ Cao su buna-S là  (CH2-CH=CH-CH2-CH(C6H5)-CH2) n

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về Đivinyl và Stiren nhé!


Kiến thức tham khảo về Đivinyl và Stiren.


I. Đivinyl

1. Khái niệm đivinyl

- Dựa vào khái niệm ankadien ta có khái niệm đivinyl như sau:

+ Là một hydrocacbon không no, mạch hở, có hai liên kết nối đôi trong phân tử

+ Đivinyl hay còn gọi là buta-1,3-đien

- Lưu ý: công thức chung của dãy đồng đẳng ankadien là : CnH2n-2 (n ≥ 3)

Đồng trùng hợp đivinyl và stiren thu được cao su buna-S có công thức cấu tạo là

2. Công thức phân tử

 C4H6

- Ví dụ về một đồng phân cấu tạo của điviny (buta-1,3-đien)

   CH2=CH-CH=CH2

3. Điều chế đivinyl

a) Từ ancol etylic

2CH3CH2OH→ CH2=CH−CH=CH2

CH2=CH−CH=CH2 + 2H2O + H2 → 2CH3CH2OH→ CH2=CH−CH=CH2 + 2H2O + H2

( có xúc tác là Al2O3,MgOAl2O3,MgO và thực hiện phản ứng ở 4500C)

b)  Từ axetilen -> vinyl axetilen -> đivinyl

2CH≡CH→ CH2=CH−C≡CH2CH≡CH→ CH2=CH−C≡CH (xúc tác là CuCl,NH4Cl và thực hiện ở 1000C)

CH2=CH−C≡CH + H2→ CH2=CH−CH=CH2


II. Stiren

1. Sơ lược

Đồng trùng hợp đivinyl và stiren thu được cao su buna-S có công thức cấu tạo là (ảnh 2)

- Stiren hay vinyl benzene hoặc phenyl ethene là một hợp chất hữu cơ có công thức hóa học C6H5CH=CH2. Đây là chất lỏng gốc benzen không màu, nhẹ hơn nước, không tan trong nước, dễ bay hơi và có vị hơi ngọt tuy nhiên khi đậm đặc thì có mùi khó chịu.

- Stiren là chất được dùng để sản xuất polystyren và nhiều polyme khác. Có khoảng 25 triệu tấn stiren được sản xuất trong năm 2010. 

- Stiren được sử dụng trong xốp và góp phần làm phát triển ung thư, giảm thị lực, thính giác và gây tổn thương hệ thần kinh.

- Công thức cấu tạo: C6H5-CH=CH2

2. Tính chất hóa học

- Nhận xét: phân tử stiren được cấu tạo từ 2 phần: vòng benzen và nhánh vinyl (nhóm thế loại II) 

→ tính chất hóa học của stiren được biểu hiện cả ở vòng benzen và nhánh.

Đồng trùng hợp đivinyl và stiren thu được cao su buna-S có công thức cấu tạo là (ảnh 3)

a) Phản ứng thế vào vòng benzen

Ưu tiên thế vào vị trí meta.

b) Phản ứng cộng

C6H5-CH=CH2 + H→ C6H5-CH2-CH3 (Ni, to)

C6H5-CH=CH2 + 4H→ C6H11-CH2-CH3 (Ni, to)

C6H5-CH=CH2 + Br2 (dung dịch) → C6H5-CHBr-CH2Br

c) Phản ứng trùng hợp

nC6H5-CH=CH2 → (CH2-CH(C6H5) n (to, xt, p)

d) Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn

- Stiren làm mất màu dung dịch thuốc tím ở nhiệt độ thường:

3C6H5CH=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O → 3C6H5-CHOH-CH2OH + 2KOH + 2MnO2

- Stiren làm mất màu dung dịch thuốc tím ở nhiệt độ cao:

3C6H5-CH=CH2 + 10KMnO4 → 3C6H5COOK + 3K2CO3 + KOH + 10MnO2 + 4H2O

3. Nhận diện stiren

- Làm mất màu dung dịch Brom.

- Làm mất màu dung dịch thuốc tím ở nhiệt độ thường.

icon-date
Xuất bản : 16/03/2022 - Cập nhật : 18/03/2022