logo

Ôn tập lớp 7 Tập 2 SGK 7 trang 41

Hướng dẫn Soạn bài Ôn tập lớp 7 Tập 2 SGK 7 trang 41 ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 7 chi tiết.

Câu 1 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tóm tắt nội dung và xác định thể loại của các văn bản đã học bằng cách điền vào bảng sau

Tên văn bản Nội dung Thể loại
Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết  

 

Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất  

 

Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội    

Lời giải: 

Văn bản Nội dung Thể loại
Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết Nói về những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong  việc quan sát hiện tượng tự nhiên đã được đúc kết lại để lý giải những hiện tượng thiên nhiên đó, giúp thế hệ sau có thể dự báo, tránh được phần nào những rủi ro thiên tai mang lại. Tục ngữ
Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất Những kinh nghiệm được cha ông ta đúc rút từ thực tế trong quá trình lao động sản xuất được ghi lại nhằm giúp cho trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả hơn, đời sống nhân dân ấm no hơn. Qua đó, chúng ta cần ghi nhớ sự quan trọng của đất, của phân bón khi trồng lúa, thời tiết và nên gieo mạ, trồng khoai ở ruộng nào, ở thời điểm nào để lao động sản xuất thu được kết quả tốt nhất. Tục ngữ
Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội Nói về những kinh nghiệm của cha ông ta đúc rút từ cuộc sống thành những câu tục ngữ để tôn vinh giá trị con người, truyền cho con cháu sau này về những lối sống, phẩm chất mà con người cần phải có. Tục ngữ

Câu 2 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Hãy xác định số dòng, số chữ, các cặp vần, các vế, biện pháp tu từ trong các câu tục ngữ sau:

a. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng

b. Én bay thấp, mưa ngập bờ ao

    Én bay cao, mưa rào lại tạnh. 

Lời giải: 

Câu Số chữ Số dòng Số vế Cặp vần Biện pháp tu từ
a 8 1 2 Đen - đèn Ẩn dụ
b 14 2 2

Thấp - ngập

Cao - rào

Điệp ngữ

Câu 3 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Thành ngữ và tục ngữ khác nhau như thế nào?

Lời giải: 

Thành ngữ

Tục ngữ

Tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa của nó thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó đó được gọi là thành ngữ.

Ví dụ: 

Một nắng hai sương.

Ăn một bát cháo chạy ba quãng đồng.

Gậy ông đập lưng ông.

Những câu ngắn gọn, thường có vần điệu, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống và đạo đức thực tiễn của nhân dân được gọi là tục ngữ. 

Ví dụ: 

Nói có sách, mách có chứng.

Ăn cháo đá bát.

Có công mài sắt, có ngày nên kim.

Thành ngữ là một cụm từ cố định đã quen dùng có thể làm thành một bộ phận của câu (có thể làm chủ ngữ, vị ngữ,...) hay làm thành phần phụ trong các cụm từ. Tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý mang nội dung nhận xét quan hệ xã hội, truyền đạt kinh nghiệm sống, cho bài học luân lý hay phê phán. 

Câu 4 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Viết ba câu có sử dụng biện pháp nói quá và ba câu có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh. 

Lời giải:

- Ba câu sử dụng biện pháp nói quá là:

+ Thúy Kiều là người tài sắc vẹn toàn. 

+ Tớ nghĩ nát óc mà vẫn không làm được bài văn này.

+ Nàng ấy đẹp như tiên giáng trần

- Ba câu sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh là:

+ Cậu cố gắng luyện chữ cho đẹp hơn nhé!

+ Cô ấy đã ra đi để lại hai đứa trẻ bơ vơ. 

+ Bạn nấu ăn không được ngon cho lắm.

Ôn tập lớp 7 Tập 2 SGK 7 trang 41

Câu 5 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Em hãy chia sẻ với bạn những kinh nghiệm khi viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống. 

Lời giải:

Khi viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống, em nên chú ý:

- Giới thiệu khái quát vấn đề cần bàn luận. 

- Nêu lên ý kiến, suy nghĩ của bản thân (ý kiến tán thành hay phản đối vấn đề cần bàn luận).

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, lập luận sắc nét, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến

- Lập luận rõ ràng bố cục đầy đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. 

Câu 6 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Khi trao đổi ý kiến về một vấn đề trong đời sống, em cần lưu ý những gì để có thể trao đổi một cách xây dựng và tôn trọng các ý kiến khác biệt?

Lời giải:

Những điều để có thể trao đổi một cách xây dựng và tôn trọng ý kiến khác biệt, khi trao đổi ý kiến về một vấn đề trong đời sống, em cần lưu ý những điều sau:

- Tôn trọng ý kiến của người khác.

- Thể hiện trực tiếp, trình bày quan điểm thẳng thắn, rõ ràng về các vấn đề cần trao đổi.

- Em cần lắng nghe ý kiến trên thái độ tôn trọng và sự cầu thị. 

- Có thể đưa ra lời nhận xét, đóng góp ý kiến với một thái độ cầu thị.

- Nghiêm túc lắng nghe ý kiến của người khác.

Câu 7 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Qua bài học, em hiểu thế nào về “trí tuệ dân gian”?

Lời giải:

Qua bài học, em hiểu “trí tuệ dân gian” được hiểu là hệ thống các tri thức và những kinh nghiệm được hình thành trong quá trình xây dựng, phát triển của một cộng đồng, được cộng đồng công nhận, được truyền từ đời này sang đời khác và được coi đó là bài học kinh nghiệm quý báu.

>>> Xem trọn bộ: Soạn Văn 7 Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn bài Ôn tập lớp 7 trang 41 Tập 2 SGK 7 trang 41 ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 7 chi tiết. trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 24/10/2022 - Cập nhật : 20/12/2022