logo

Bài Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội SGK 7 trang 36, 37

Hướng dẫn Soạn bài Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội SGK 7 trang 36, 37 ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 7 chi tiết.


Mục lục nội dung

Hướng dẫn đọc

Câu 1 (trang 37 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)

Xác định số chữ, số dòng, số vế của các câu tục ngữ số 1,6,8,9

Lời giải:

Câu

Số chữ

Số dòng

Số vế

1.

4

1

1

6.

8

1

2

8.

8

1

1

9.

8

2

2

Câu 2 (trang 37 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)

Tìm các cặp vần (nếu có) và nhận xét về tác dụng của vần trong các câu tục ngữ trên. 

Lời giải:

- Câu tục ngữ 3: cặp vần thầy - mày

- Câu tục ngữ 4: cặp vần thầy - tày

- Câu tục ngữ 5: cặp vần cả - ngã

- Câu tục ngữ 7: cặp vần non - hòn

- Câu tục ngữ 8: cặp vần bạn - cạn

Tác dụng của vần trong câu tục ngữ là giúp câu có nhịp điệu tạo sự hài hòa về âm thanh, dễ nhớ dễ thuộc

Câu 3 (trang 37 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)

Em hiểu các cụm từ “ăn quả”, “nhớ kẻ trồng cây”, “sóng cả”, “ngã tay chèo”, “mài sắt”, “nên kim” như thế nào? Hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng ở đây. 

Lời giải:

- “Ăn quả”: hưởng thụ những thành quả, của cải, những cống hiến của xã hội.

- “Nhớ kẻ trồng cây”: nhớ đến công sức của những người tạo ra thành quả đó, những giọt mồ hôi, những công sức để cho ra “quả ngọt” và những thành quả đáng quý đó.

- “Sóng cả”: thử thách, khó khăn lớn

- “Ngã tay chèo”: chèo không vững, yếu đuối trước sóng gió, dễ dàng từ bỏ khó khăn.

- “Mài sắt”: mài sắt tượng trưng cho sự mài giũa bản thân, sự kiên trì, cố gắng, bền bì trong cuộc sống.

- “Nên kim”: thể hiện sự thành công, thành quả tốt đẹp ta nhận được sau khi vượt qua những khó khăn để mài giũa bản thân mình.

=> Biện pháp tu từ được sử dụng ở đây là Ẩn dụ 

Câu 4 (trang 37 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)

Cách diễn đạt “mất lòng khó kiếm” trong câu tục ngữ số 9 có gì đặc biệt?

Lời giải:

Thành ngữ “mất lòng khó kiếm” ở câu tục ngữ số 9 đặc biệt ở chỗ nó đối lập giữa “mất của” – “mất lòng” nhằm đề cao lòng biết ơn, tôn trọng nhau trong cuộc sống, giá trị của con người hơn bất kỳ của cải nào khác. "mất lòng" có nghĩa là "làm cho người khác không hài lòng hoặc không hài lòng vì một hành vi hoặc thái độ không phù hợp". Trong câu tục ngữ trên, “mất lòng” được đặt đối lập với “mất của”, “khó kiếm” được đặt đối lập với “dễ kiếm”. Vì vậy, cách kết hợp từ ngữ trên (“mất lòng khó kiếm”) vẫn có thể chấp nhận được và nó đã tạo được sự bất ngờ, thú vị cho người đọc, cách diễn đạt thú vị, ngắn gọn, súc tích, bao quát. Nó mang một ý nghĩa sâu sắc khiến người đọc phải suy ngẫm.

>>> Xem trọn bộ: Soạn Văn 7 Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn bài Hướng dẫn Soạn bài Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội SGK 7 trang 36, 37 ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 7 chi tiết. trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 22/10/2022 - Cập nhật : 26/12/2022