logo

Babbles cho rằng: Sứ mạng của người mẹ không phải là làm chỗ dựa cho con cái mà là làm cho chỗ dựa ấy

Đề bài: Babbles cho rằng: Sứ mạng của người mẹ không phải là làm chỗ dựa cho con cái mà là làm cho chỗ dựa ấy trở nên không cần thiết. Bằng một bài văn khoảng 500 từ, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ về ý kiến trên.

Bài làm

Trên chuyến hành trình khám phá những điều ý nghĩa của cuộc đời, mỗi một chặng đường chúng ta lại bắt gặp những thách thức, những khó khăn không lường trước. Trong những khoảnh khắc đó, chúng ta thường luôn muốn có một người phía sau, sẵn sàng giúp đỡ, chỉ bảo và cùng ta vượt qua mọi gian khổ. Song, có những lúc chính bản thân mỗi người cũng cần phải tự mình mạnh mẽ, tự tin tiến lên không sợ hãi, không cần phải chờ đợi ai đến giúp đỡ. Hành trình của mẹ cũng vậy, trên một chặng đường mẹ đã trao cho con sứ mệnh, con được sống dưới vòng tay ấm áp, thương yêu, chăm sóc của mẹ, nhưng mà con không thể mãi mãi sống dưới sợ chở che của mẹ mãi được, thế nên mà Babble cho rằng: “Sứ mạng của người mẹ không phải là làm chỗ dựa cho con cái mà là làm cho chỗ dựa ấy trở nên không cần thiết.” 

"Sứ mạng" của mẹ không chỉ là một trách nhiệm tầm thường, giản đơn mà là một trách nhiệm cao cả, thiêng liêng, mẹ cho con cơ hội được ngắm nhìn thế giới, mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy bảo con từng chút, từng chút một. Tuy nhiên, sứ mạng của mẹ không phải mãi lo cho con mà còn phải xây dựng cho con một môi trường tự lập, tự chủ, giúp cho con tự tin vững bước, tự mình vượt qua những thử thách trên hành trình của mình. 

Babbles cho rằng: Sứ mạng của người mẹ không phải là làm chỗ dựa cho con cái mà là làm cho chỗ dựa ấy

Từ khi con mới chào đời cho đến khi con trưởng thành, từng giai đoạn một mẹ yêu thương, chăm chút cho ta từng chút một, cho ta ăn, ru ta ngủ, vấp ngã thì mẹ nâng, nắng mưa đều có mẹ che chở. Suốt quãng thời gian ấy, mẹ trở thành chỗ dựa vững chắc nhất  của con, mọi khó khăn mà con gặp phải đều sẽ tìm đến mẹ để tìm lời giải đáp. Nhưng mẹ không vì vậy mà khiến con trở nên quá dựa dẫm, ỷ lại, mọi thứ từ giản đơn, cho đến phức tạp nhất đều tìm đến mẹ, đều cần mẹ làm giúp. 

Dạy dỗ con cái cũng xuất phát từ tình yêu thương của mẹ, mẹ thương con thì mới dạy dỗ con, điều đó không chỉ dừng ở việc truyền đạt kiến thức mà còn là quá trình hình thành tính cách, phẩm chất của con. Có thể mẹ lo cho con không làm được nên giúp đỡ, nhưng chính sự giúp đỡ quá nhiều lần lại khiến cho con trở nên kém cỏi, không am hiểu được nhiều điều, phải để con tự mình đối diện với những thử thách thì con mới có thể phát triển tính nghị lực, ý chí, tự mình tìm tòi, khám phá ra cách vượt qua thì mới tốt. 

Để sau nay khi con đã thực sự trưởng thành, đôi cánh đã chắc khỏe để con tự mình bay tới những vùng trời mới, tiếp tục hành trình khám phá cuộc đời của chính con thì lúc đó sự tự giác, cố gắng, những kỹ năng mà con đã học được từ khi mẹ cho con tự lập sẽ trở thành công cụ giúp con tự chăm sóc được bản thân, tự mình giải quyết những vấn đề rắc rối trong học tập, công việc cuộc sống để mẹ không phải vất vả lo lắng. Đồng thời điều đó cũng giúp con trưởng thành, độc lập, giỏi giang hơn so với những bạn nhận được sự chăm sóc, yêu thương quá mức, khiến cho bản thân bị phụ thuộc, mất đu sự tự lập, khi gặp khó khăn, thử thách trên chính hành trình của bản thân thì không biết phải xử lý ra sao, cư xử vụng về, thiếu quyết đoán, thiếu tự tin, bản thân muốn gì, làm gì đều trở nên mơ hồ không rõ ràng. 

Vậy nên, sứ mệnh của người làm mẹ cao cả và thiêng liêng, là chỗ dựa cho con nhưng cũng không thể biến chỗ dựa ấy trở thành công cụ để cho con sử dụng bất cứ lúc nào mà hãy trở thành công cụ giúp con trưởng thành, độc lập, tự tin vững bước trên hành trình khám phá cuộc đời mình. 

icon-date
Xuất bản : 02/05/2024 - Cập nhật : 16/05/2024