Đề bài: Anh/Chị có đồng tình với quan điểm đừng bao giờ phán xét người khác của tác giả không? Vì sao? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu và nghị luận về vấn đề này nhé!
Bài làm
Trong cuộc sống, mỗi người đều có những câu chuyện và hoàn cảnh, trải nghiệm riêng biệt mà không phải ai cũng hiểu thấu. Vì vậy, quan điểm "đừng bao giờ phán xét người khác" của tác giả mang đến một thông điệp quan trọng về sự tôn trọng và đồng cảm trong mối quan hệ giữa con người. Phán xét người khác không chỉ khiến chúng ta dễ dàng đánh giá sai về họ mà còn gây ra sự tổn thương, tạo ra khoảng cách giữa mọi người. Liệu chúng ta có thực sự nên phán xét người khác, hay thay vào đó là học cách thấu hiểu và chấp nhận sự khác biệt? Vậy theo các bạn phán xét người khác là như thế nào? Phán xét người khác là nhận xét, xem xét, đánh giá người khác dựa trên những nhận thức chủ quan hoặc khách quan của bản thân. Phán xét người khác thường là áp đặt suy nghĩ của mình một cách khiên cương, máy móc, ích kỉ và phiến diện đối với một ai đó. Trong cuộc sống, mỗi người đều có một hoàn cảnh, một câu chuyện riêng mà đôi khi chúng ta không thể biết hết, trước khi vội vàng phán xét người khác, chúng ta có thể bỏ qua những yếu tố quan trọng và dễ dàng tạo ra những hiểu lầm hoặc đánh giá sai về họ. Chẳng hạn như một người có vẻ ngoài lạnh lùng không có nghĩa là họ không tốt, và một người luôn tỏ ra vui vẻ không chắc đã không có những khó khăn riêng. Chúng ta phán xét khi không hiểu rõ vấn đề sẽ có thể dễ dàng gây ra sự bất công và tổn thương đối với người khác. Khi chúng ta nói về việc phán xét người khác đôi khi nó lại thể hiện sự áp đặt quan điểm cá nhân lên cuộc sống của họ bởi vì mỗi người đều có quyền sống theo cách riêng của mình, và không ai có thể hiểu hết được những quyết định và lựa chọn của họ. Việc phán xét có thể khiến người khác cảm thấy bị xâm phạm, thiếu tôn trọng và mất đi sự tự do trong việc sống cuộc sống của chính mình. Khi chúng ta phán xét người khác, chúng ta dễ rơi vào tình trạng tự cho mình là đúng và đánh giá người khác từ quan điểm của bản thân mà không cân nhắc đến các yếu tố xung quanh. Điều này không chỉ thể hiện sự ích kỷ của mình mà còn có thể gây tổn thương cho những người bị phán xét, việc mà chúng ta luôn nhìn mọi việc qua lăng kính của chính mình khi mà không thấu hiểu hoàn cảnh của người khác sẽ khiến chúng ta trở nên khô cứng và thiếu sự thông cảm. Việc phán xét người khác không giúp chúng ta hiểu rõ thêm về họ, mà ngược lại, sẽ chỉ khiến chúng ta đánh giá sai và có cái nhìn hạn hẹp về thế giới xung quanh. Trong khi đó chúng ta hãy học cách lắng nghe, thấu hiểu và không phán xét lại sẽ giúp chúng ta mở rộng tâm hồn, phát triển sự bao dung và trở thành những con người tốt đẹp hơn. Trong cuộc sống thay vì vội vàng đánh giá, chúng ta nên học cách lắng nghe, thấu hiểu và tôn trọng sự khác biệt của mỗi người. Điều này không chỉ giúp chúng ta sống hòa thuận với nhau mà còn góp phần xây dựng một xã hội văn minh và nhân ái. Hãy cùng nhau xây dựng lên một xã hội văn minh.