Phương trình phản ứng AgCl ra Cl2 cùng điều kiện, hiện tượng và giải thích chi tiết về phương trình điều chế Cl2 từ AgCl
- Phương trình hóa học: Điều chế Cl2 từ AgCl (AgCl ra Cl2)
2AgCl ⟶ 2Ag + Cl2
- Điều kiện để AgCl ra Cl2
+ Nhiệt độ: nhiệt độ phòng
+ Điều kiện khác: có ánh sáng
- Cách thực hiện: tiến hành phản ứng phân hủy AgCl dưới tác động của ánh sáng
- Hiện tượng: khí có màu vàng nhạt thoát ra làm hóa đỏ giấy quỳ tím
- Để Điều chế Cl2 từ AgCl, ta thực hiện phản ứng phân hủy AgCl dưới tác dụng của ánh sáng.
2AgCl ⟶ 2Ag + Cl2
- Giải thích: AgCl màu trắng dưới tác dụng của ánh sáng đã sinh ra khí có màu vàng nhạt đó là khí Cl2 làm hóa đỏ giấy quỳ tím, kèm theo đó là kim loại màu trắng bạc (Ag).
Bạc clorua hay Clorua bạc là hợp chất hóa học có công thức phân tử AgCl, ở trạng thái tinh thể rắn, màu trắng, dẻo, khi nóng chảy (có thể màu nâu - vàng) và sôi không phân hủy. AgCl rất ít tan trong nước, không tạo nên tinh thể ngậm nước (tinh thể hidrat hóa). Nó không bị axít mạnh phân hủy, phản ứng với kiềm đặc, tan trong dung dịch amoniac nhờ sự tạo phức chất.
AgCl là chất nhạy sáng nên được sử dụng làm giấy ảnh. Trong mắt kính đổi màu, người ta thêm vào nguyên liệu natri cabonat, canxi cacbonat và silic oxit làm thủy tinh một lượng muối bạc clorua làm thành phần cảm quang, một lượng nhỏ đồng làm chất tăng nhạy sáng, sau đó đem nung chảy. Bạc clorua khi gặp ánh sáng bị phân giải thành bạc kim loại dạng phân tán có màu đen, làm cho mắt kính bị sẫm màu, độ trong suốt của mắt kính thay đổi tương đối nhiều.
2AgCl ---> 2Ag + Cl2
Khi tác động của ánh sáng không còn, Ag kết hợp trở lại với Cl2 tạo thành tinh thể có màu sáng hơn (màu nâu - vàng).