logo

4 từ ghép chứa tiếng nhân có nghĩa là người

Câu trả lời chính xác nhất: 4 từ ghép chứa tiếng nhân có nghĩa là người: nhân tài, nhân dân, công nhân, nhân loại

Để hiểu rõ hơn về từ ghép, Toploigiai mời các bạn đến với phần nội dung dưới đây.


1. Từ ghép là gì?

4 từ ghép chứa tiếng nhân có nghĩa là người

Theo như sách giáo khoa tiếng việt nêu về định nghĩa của từ ghép thì từ ghép là từ được tạo thành có hơn hai tiếng và nó bổ nghĩa và làm thay đổi ngữ nghĩa phong phú hơn. Các tiếng tạo nên từ ghép khi đọc đều có nghĩa và đây cũng là một dạng từ phức đặc biệt được tạo nên từ những từ có mối liên hệ cùng nghĩa với nhau. Theo nguyên tắc thì chúng không nhất thiết phải giống nhau về vần thì mới được cho là từ ghép.

Chính vì từ ghép là một loại cấu tạo của từ phức và kết hợp với từ láy nên sẽ mang lại cho câu văn và cho cách diễn đạt của người nói và người viết diễn đạt chính xác và sinh động sự vật, sự việc,…. Nếu từ đơn được hình thành từ một tiếng có nghĩa, thì từ phức là loại từ gồm hai tiếng trở lên tạo thành và có nghĩa.

Như chúng ta đã biết Tiếng Việt, từ phức được tạo thành bằng hai phương thức đó là ghép từ và láy và từ ghép là loại từ được hình thành bằng phương thức ghép từ, tức là ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau. Như vậy từ ghép là từ được tạo thành từ hai tiếng có nghĩa trở lên.

>>> Tham khảo: Tìm 4 từ ghép là tên gọi của các loại bút


2. Phân loại từ ghép

Dựa vào tính chất của mối quan hệ về nghĩa giữa các thành tố cấu tạo, có thể phân loại từ ghép thành hai loại, đó là từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.

Từ ghép đẳng lập:

Là những từ mà các thành tố cấu tạo có quan hệ bình đẳng với nhau về nghĩa. Đặc trưng của từ ghép là các thành tố đều có nghĩa, tuy nhiên không phải mọi tiếng trong từ ghép đều rõ nghĩa, do đó từ ghép đẳng lập thường thuộc một trong hai trường hợp sau:

+ Các tiếng trong từ đều rõ nghĩa.

Ví dụ: từ “ăn ở” là từ ghép mà cả hai thành tố cấu tạo đều rõ nghĩa, trong đó từ “ăn” là một hoạt động cho thức ăn vào cơ thể nhằm nuôi sống cơ thể; từ “ở” là động từ chỉ đời sống thường ngày của một người tại một nơi cụ thể.

+ Một thành tố rõ nghĩa, một thành tố không rõ nghĩa.

Ví dụ: Từ “Chợ búa” là từ ghép mà có 1 tiếng rõ nghĩa, một tiếng bị mờ nghĩa. Trong đó, từ “chợ” chỉ nơi mua bán hàng hóa của con người, từ “búa” được sử dụng không thể hiện rõ nghĩa tạo thành từ “chợ búa” chỉ nơi diễn ra hoạt động mua bán hàng hóa.

Từ ghép chính phụ

Từ ghép chính phụ là một từ ghép mà có một âm tiết chính và một âm tiết phụ. Khi đó, âm tiết phụ sẽ bổ sung nghĩa cho âm tiết chính.

Ví dụ:

Từ ghép “bạn bè” là từ ghép chính phụ. Trong đó, âm tiết “bạn” là âm tiết chính và có ý nghĩa khái quát chỉ những người bạn nói chung. Còn âm tiết “bè” là âm tiết phụ và có ý nghĩa bổ sung, phân loại cho âm tiết chính, chỉ người bà được nói đến ở đây là bạn bè xung quanh mình.

>>> Tham khảo: Ghi lại 3 từ ghép có 2 tiếng đồng nghĩa


3. Những lưu ý khi phân biệt từ ghép đơn giản nhất

4 từ ghép chứa tiếng nhân có nghĩa là người

Nếu cả 2 từ đơn đều có nghĩa thì ghép lại sẽ tạo thành từ ghép. Cách nhanh nhất nhận biết từ ghép là bạn tách từng từ và xem có nghĩa cụ thể không. Trường hợp một trong hai tiếng có nghĩa thì đây là từ láy âm không phải từ ghép.

Đảo vị trí các từ với nhau, nếu đảo được thì đó là dạng từ ghép nghĩa. Trường hợp đảo mà không có ý nghĩa hoặc nghĩa mơ hồ là từ láy âm.

Nhiều từ phức khi tạo thành từ nhiều từ đơn có thể không rõ nghĩa, nhưng nếu thấy xuất hiện trong một số từ phức có tiếng gốc khác nhau thì từ phức này có thể xem là từ ghép nghĩa.

Từ ghép có thể không chung bộ phận vần, có thể 2 từ đơn không có nghĩa nhưng ghép 2 từ đơn lẻ đó chúng lại thành 1 từ ghép có nghĩa nhất định.


4. Một số bài tập bổ trợ

Bài tập 1: Tìm 4 từ ghép chứa tiếng nhân có nghĩa là người

Trả lời: 4 từ ghép chứa tiếng nhân có nghĩa là người: nhân tài, nhân dân, công nhân, nhân loại

Bài tập 2. Em hãy ghép 5 tiếng sau thành 6 từ ghép thích hợp: thích, quý, yêu, thương, mến.

Trả lời: Các từ ghép là: yêu mến, yêu thích, yêu thương, yêu quý, thương mến, quý mến

Bài tập 3. Tìm những tiếng có thể kết hợp với “lễ” để tạo thành từ ghép. Tìm từ cùng nghĩa và từ trái nghĩa với từ “lễ phép”.

Trả lời:

- Các từ kết hợp với “lễ’ tạo thành từ ghép là: lễ nghĩa, lễ nghi, lễ hội, lễ vật, lễ tang, lễ đài, lễ phục...

- Từ đồng nghĩa với lễ phép: lịch sự

- Từ trái nghĩa với lễ phép: hỗn láo, vô lễ…

Bài tập 4. Phân các từ ghép sau thành 2 loại:

Học tập, học đòi, học hỏi, học vẹt, học lỏm, học hành, anh cả, anh em, anh trai, anh rể, bạn học, bạn đọc, bạn đường.

Trả lời

- Từ ghép phân loại: học đòi, học vẹt, học lỏm, anh cả, anh trai, anh rể, bạn học, bạn đọc, bạn đường.

- Từ ghép tổng hợp: học hành, học hỏi, học tập, anh em.

---------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu về câu hỏi Tìm 4 từ ghép có chứa tiếng nhân có nghĩa là người. Chúng tôi hi vọng bài viết này hữu ích vói các bạn, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 12/10/2022 - Cập nhật : 12/10/2022