logo

Theo em Tiếng dùng để làm gì và Từ dùng để làm gì?

Câu trả lời chính xác nhất: Tiếng là đơn vị phát âm nhỏ nhất trong ngôn ngữ đọc, ngôn ngữ nói. Từ được giải thích là đơn vị nhỏ nhất tạo nên một câu. Tiếng dùng để cấu tạo từ: Có thể dùng một tiếng để tạo nên một từ, đó là từ đơn, cũng có thể phải dùng từ 2 tiếng trở lên để tạo nên một từ, đó là từ phức. Từ được dùng để cấu tạo câu, từ nào cũng có nghĩa.

Để giúp các bạn hiểu hơn về Tiếng và Từ cũng như câu hỏi Theo em Tiếng dùng để làm gì và Từ dùng để làm gì? Toploigiai đã mang tới bài mở rộng kiến thức dưới đây, mời các bạn cùng tham khảo.


1. Theo em Tiếng dùng để làm gì và Từ dùng để làm gì?

Theo em Tiếng dùng để làm gì và Từ dùng để làm gì

- Tiếng là đơn vị phát âm nhỏ nhất trong ngôn ngữ đọc, ngôn ngữ nói. Từ được giải thích là đơn vị nhỏ nhất tạo nên một câu.

Tiếng dùng để cấu tạo từ: Có thể dùng một tiếng để tạo nên một từ, đó là từ đơn, cũng có thể phải dùng từ 2 tiếng trở lên để tạo nên một từ, đó là từ phức. Ví dụ tiếng: đi, học, viết,…

- Từ được dùng để cấu tạo câu. Từ dùng để chỉ sự vật, hiện tượng, hoạt động, trạng thái, tính chất,… Từ ngữ có nhiều công dụng như để gọi tên của một sự vật hoặc hiện tượng. Nó có thể là một danh từ, hoạt động là một động từ, tính chất là một tính từ. Ví dụ từ: ăn, làm,… là những từ có 1 tiếng (hay còn gọi là từ đơn); hăng say, học hành, lao động, … là từ có 2 tiếng (hay còn gọi là từ phức). Như vậy có thể hiểu rằng tiếng là một bộ phận của từ, và ở mức độ là tiếng thì chúng ta không cần quan tâm nó có nghĩa hay không. Tuy nhiên đối với từ thì cần phải lưu ý là nó phải có nghĩa

Một từ có thể có 1 hoặc nhiều tiếng tạo thành.

- Ví dụ: Quả chôm chôm : có 2 từ là quả và chôm chôm (vì một mình tiếng chôm chưa đủ để làm rõ nghĩa của loại trái này nên cần có 2 tiếng tạo thành từ “chôm chôm”).

>>> Tham khảo: Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ nào?


2. Phân biệt tiếng và từ

Tiếng Từ

Phát âm tự nhiên có thể có hoặc không có nghĩa

VD: Ăn, hí

Được tạo nên bởi Tiếng, bắt buộc phải có nghĩa

VD: Ăn, Cồn cào

Như vậy, có thể thấy khái niệm Tiếng hẹp hơn khái niệm Từ. Nếu tiếng không có nghĩa thì phải đi kèm với một tiếng khác để hợp lại thành nghĩa lúc đó sẽ tạo thành từ.


3. Bài tập luyện tập Tiếng và Từ

Theo em Tiếng dùng để làm gì và Từ dùng để làm gì

Bài 1: Dùng dấu gạch chéo ( / ) để phân cách các từ trong hai câu thơ sau:

Rất công bằng, rất thông minh

Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.

Viết lại các từ đơn và từ phức trong hai câu thơ trên:

- Từ đơn :......................................

- Từ phức :....................................

Trả lời:

Rất / công bằng, rất / thông minh

Vừa / độ lượng, lại / đa tình, đa mang.

Viết lại các từ đơn và từ phức trong hai câu thơ trên:

- Từ đơn: rất, vừa, lại

- Từ phức: công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang

Bài 2: Gạch 1 gạch dưới những từ 2 tiếng trong đoạn văn sau:

Trên quảng trường Ba Đình lịch sử, lăng Bác uy nghi và gần gũi. Cây và hoa khắp miền đất nước về đây tụ hội, đâm chồi, phô sắc và toả ngát hương thơm.

Trả lời:

Từ 2 tiếng: quảng trường, Ba Đình, lịch sử, uy nghi, gần gũi, khắp miền, đất nước, tụ hội, đâm chồi, phô sắc, toả ngát, hương thơm.

- Lưu ý: khắp miền cũng có thể xếp vào nhóm 2 từ đơn

Trên / quảng trường / Ba Đình lịch sử, / lăng / Bác / uy nghi/  và / gần gũi. / Cây /  và / hoa / khắp / miền / đất nước / về / đây / tụ hội, / đâm chồi, / phô sắc / và / toả ngát / hương thơm.

Bài 3: Em hãy dùng dấu gạch chéo (/) tách từng từ trong đoạn văn sau:

Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến, không báo cho biết trước. Vừa mới ngày hôm qua, trời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng mười làm nứt nẻ đất ruộng và làm giòn khô những chiếc lá rơi. Thế mà qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt. (Theo Thạch Lam)

Lời giải chi tiết:

Buổi sáng / hôm nay /, mùa đông / đột nhiên / đến /, không / báo / cho / biết / trước/ . Vừa /  mới / ngày hôm qua /, trời / hãy / còn / nắng ấm / và / hanh /, cái / nắng / về / cuối / tháng mười / làm / nứt nẻ / đất ruộng / và / làm / giòn / khô / những / chiếc lá / rơi/. Thế mà / qua / một / đêm / mưa rào /, trời / bỗng / đổi / gió bấc /, rồi / cái / lạnh / ở đâu / đến / làm / cho / người / ta / tưởng / đang / ở / giữa / mùa đông / rét mướt.

>>> Tham khảo: Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy

------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi Theo em Tiếng dùng để làm gì và Từ dùng để làm gì? và một số kiến thức mở rộng khác liên quan tới Tiếng và Từ. Hi vọng những kiến thức chúng tôi cung cấp sẽ giúp các bạn học tập tốt hơn. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 16/10/2022 - Cập nhật : 16/10/2022