logo

Yếu tố biện chứng là gì?

Câu trả lời đúng nhất:

Yếu tố biện chứng là việc chúng ta xem xét sự vật, sự việc, hiện tượng thông qua sự chi phối và ràng buộc lẫn nhau của chúng, trong sự vận động và phát triển không ngừng. Nói cách khác, đây chính là việc chúng ta xem xét sự việc, hiện tượng thông qua những thực thể khách quan được thể hiện ra bên ngoài của những sự vật, sự việc, hiện tượng đó.

Để hiểu rõ hơn về yếu tố biện chứng là gì hãy cùng Toploigiai tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!


1. Biện chứng là gì?

Biện chứng (hay phương pháp biện chứng, phép biện chứng) là một phương pháp luận, đây là phương pháp tồn tại ở cả nền triết học phương Đông và phương Tây trong thời cổ đại.

Biện chứng là một phạm trù dùng để chỉ mối liên hệ, tương tác, chuyển hóa và vận động phát triển theo quy luật của các sự vật hiện tượng quá trình trong tự nhiên xã hội và tư duy.

Hai loại hình biện chứng gồm biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan. Trong đó:

+ Biện chứng khách quan: Biện chứng của bản thân thế giới vật chất, tồn tại khách quan độc lập với ý thức của con người.

+ Biện chứng chủ quan: Biện chứng của sự thống nhất giữa logic biện chứng, phép biện chứng và lý luận nhận thức, là tư duy biện chứng. Biện chứng của quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc của con người.

>>> Xem thêm: Ví dụ về phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình


2. Phương pháp biện chứng là gì?

Phương pháp biện chứng là phương pháp:

– Nhận thức đối tượng ở trong các mối liên hệ với nhau, ảnh hưởng nhau, ràng buộc nhau.

– Nhận thức đối tượng ở trạng thái vận động biến đổi, nằm trong khuynh hướng chung là phát triển. Đây là quá trình thay đổi về chất của các sự vật, hiện tượng mà nguồn gốc của sự thay đổi ấy là đấu tranh của các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn nội tại của chúng.

>>> Xem thêm: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng ý kiến nào dưới đây là đúng?

Yếu tố biện chứng là gì

Như vậy phương pháp biện chứng thể hiện tư duy mềm dẻo, linh hoạt. Nó thừa nhận trong những trường hợp cần thiết thì bên cạnh cái “hoặc là… hoặc là…” còn có cả cái “vừa là… vừa là…” nữa; thừa nhận một chỉnh thể trong lúc vừa là nó lại vừa không phải là nó; thừa nhận cái khẳng định và cái phủ định vừa loại trừ nhau lại vừa gắn bó với nhau.

Phương pháp biện chứng phản ánh hiện thực đúng như nó tồn tại. Nhờ vậy, phương pháp tư duy biện chứng trở thành công cụ hữu hiệu giúp con người nhận thức và cải tạo thế giới.


3. Yếu tố biện chứng là gì

Yếu tố biện chứng là việc chúng ta xem xét sự vật, sự việc, hiện tượng thông qua sự chi phối và ràng buộc lẫn nhau của chúng, trong sự vận động và phát triển không ngừng.

Nói cách khác, đây chính là việc chúng ta xem xét sự việc, hiện tượng thông qua những thực thể khách quan được thể hiện ra bên ngoài của những sự vật, sự việc, hiện tượng đó.


4. Một số khái niệm có liên quan đến biện chứng

a. Duy vật biện chứng là gì?

Duy vật biện chứng do C. Mác và Ph. Ăngghen sáng lập là hình thức phát triển cao nhất của phép biện chứng.

Đây là khái niệm được xây dựng dựa trên sự kế thừa những giá trị hợp lý trong lịch sử phép biện chứng, đặc biệt là những giá trị hợp lý đồng thời khắc phục những hạn chế trong quan điểm biện chứng của Ph. Hêghen.

Bên cạnh đó, phép duy vật biện chứng của C. Mác và Ph. Ăngghen còn phát triển phép biện chứng trên cơ sở thực tiễn mới, giúp cho phép biện chứng đạt tới trình độ hoàn bị trên lập trường duy vật mới.

b. Phủ định biện chứng là gì?

Theo triết học, phủ định biện chứng là cụm từ dùng để chỉ sự phủ định tạo ra những điều kiện, tiền đề phát triển của sự vật.

Ví dụ, quá trình “hạt giống nảy mầm”. Trong trường hợp này: cái mầm ra đời từ cái hạt; sự ra đời của nó là sự phủ định biện chứng đối với cái hạt, nhờ đó giống loài này tiếp tục quá trình sinh tồn và phát triển.

c. Phép biện chứng duy tâm

Những quan điểm về phép biện chứng duy tâm bắt đầu xuất hiện trong triết học của I. Kanto và đạt tới đỉnh cao trong triết học của Ph. Heghen.

Ở thời kỳ của mình, Ph. Heghen đã nghiên cứu và phát triển các tư tưởng biện chứng thời cổ đại lên tới một trình độ mới sâu sắc và có tính hệ thống. Trong đó trọng tâm là những học thuyết về sự phát triển.

Tuy vậy, phép biện chứng của Ph. Heghen lại là phép biện chứng được dựa trên lập trường duy tâm (duy tâm khách quan) nên chưa phản ảnh được chính xác sự liên kết phổ biến và sự phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

Bởi nếu theo như lý luận này thì bản thân sự biện chứng của các quá trình trong giới tự nhiên chỉ là sự tha hóa của bản chất biện chứng của “Ý niệm tuyệt đối” mà thôi.

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu yếu tố biện chứng là gì? Chúng tôi hi vọng các bạn đã có thông tin hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt. 

icon-date
Xuất bản : 05/08/2022 - Cập nhật : 05/08/2022