logo

Xã hội có giai cấp xuất hiện khi nào?

Lời giải và đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Xã hội có giai cấp xuất hiện khi nào?” kèm kiến thức tham khảo là tài liệu trắc nghiệm môn Lịch sử 10 hay và hữu ích do Top lời giải tổng hợp và biên soạn dành cho các bạn học sinh ôn luyện tốt hơn.


Xã hội có giai cấp xuất hiện khi nào?

A. Vai trò của người đàn ông được nâng cao

B. Trong xã hội xuất hiện giàu nghèo

C. Con cái lấy theo họ bố

D. Tư hữu và gia đình phụ hệ xuất hiện

Trả lời: 

Đáp án đúng: D. Tư hữu và gia đình phụ hệ xuất hiện

Xã hội có giai cấp xuất hiện khi: Tư hữu và gia đình phụ hệ xuất hiện

Giải thích: 

Khi tư hữu và gia đình phụ hệ bắt đầu xuất hiện trong lòng thị tộc bình đẳng thời nguyên thủy => xã hội nguyên thủy tan rã => Con người đứng trước ngưỡng cửa của xã hội có giai cấp đầu tiên - xã hội cổ đại.


Kiến thức tham khảo về xã hội có giai cấp

Xã hội có giai cấp xuất hiện khi nào?

1. Giai cấp xã hội

- Giai cấp xã hội đề cập đến các thứ bậc khác nhau phân biệt giữa các cá nhân hoặc các nhóm người trong các xã hội  hoặc  các nền văn hóa. Các sử gia và các nhà xã hội học coi giai cấp là phổ quát (là sự phổ biến), mặc dù những điều xác định giai cấp là rất khác nhau từ xã hội này đến xã hội khác. Thậm chí ngay cả trong một xã hội, các cá nhân khác nhau hoặc những nhóm người khác nhau cũng có rất nhiều ý tưởng khác nhau về những điều gì làm nên thứ bậc cao hay thấp trong trật tự xã hội.

- Theo Marx và Lenin, giai cấp là những tập đoàn người to lớn, khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với tư liệu sản xuất và phân công lao động, về vai trò của họ trong những tổ chức lao động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải ít hoặc nhiều mà họ được hưởng.

- Theo Hồ Chí Minh, tất cả của cải vật chất trong xã hội, đều do công nhân và nông dân làm ra. Nhờ sức lao động của công nhân và nông dân, xã hội mới sống còn và phát triển. Nhưng đa số người lao động thì suốt đời nghèo khó, mà thiểu số người không lao động thì lại hưởng thụ thành quả lao động đó. Đó là do một số ít người đã chiếm làm tư hữu những tư liệu sản xuất của xã hội. Họ có tư liệu sản xuất nhưng họ không làm lụng, họ bắt buộc người khác làm cho họ hưởng. Do đó mà có giai cấp. Những người chiếm tư liệu sản xuất không làm mà hưởng là giai cấp bóc lột hay giai cấp tư sản. Những người không sở hữu tư liệu sản xuất là giai cấp vô sản, trong giai cấp đó, những người lao động mà không được hưởng giá trị thặng dư và thành quả lao động là giai cấp bị bóc lột hay giai cấp công nhân


2. Nguồn gốc, điều kiện tồn tại của giai cấp

- Xã hội loài người không phải bao giờ cũng tồn tại các giai cấp. Sự tồn tại của các giai cấp chỉ gắn liền với những giai đoạn lịch sử nhất định của sản xuất. C. Mác và Ph. Ăng-ghen, trên cơ sở tiếp thu các công trình nghiên cứu của các nhà sử học, xã hội học đi trước, và bằng quan điểm duy vật lịch sử đã chứng minh rằng:

- Sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất, trước hết là công cụ lao động, tạo ra khả năng và tiền đề phân hóa xã hội thành giai cấp. Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất là cơ sở trực tiếp của sự hình thành các giai cấp. Và như vậy, nguyên nhân phân chia xã hội thành giai cấp, cũng như nguyên nhân của sự ra đời và mất đi của một hệ thống giai cấp nhất định, là nguyên nhân kinh tế, chứ không phải nguyên nhân chính trị hay tư tưởng.

* Nguồn gốc

– Trong xã hội nguyên thủy, lực lượng sản xuất còn thấp kém, công cụ lao động chỉ bằng đá, gậy gộc, cung tên… Do đó, hầu hết các thành viên trong cộng đồng phải liên kết với nhau thì mới tổ chức lao động và sinh sống được, bởi nếu riêng rẽ theo từng cá nhân, từng gia đình thì không thể săn bắn, hái lượm do nguy cơ thú dữ đe dọa. Đồng thời, sản phẩm làm ra còn ít ỏi, chỉ đủ để tồn tại, duy trì nòi giống, chưa có sản phẩm dư thừa tương đối.

* Điều kiện tồn tại

– Chế độ tư hữu và xã hội có giai cấp tồn tại một cách tất yếu suốt quá trình lịch sử nhiều nghìn năm trong điều kiện cơ bản là: Lực lượng sản xuất đã phát triển tới mức tạo ra được sản phẩm thặng dư, nhưng chưa đạt tới mức có thể bảo đảm thỏa mãn nhu cầu hợp lý của con người.

– Và theo lô-gíc đó, sự phát triển đầy đủ của những lực lượng sản xuất hiện đại tới mức bảo đảm thỏa mãn nhu cầu hợp lý của con người sẽ xóa bỏ sự phân chia xã hội thành giai cấp.

– Sự phát triển rất cao của lực lượng sản xuất, đến một mức độ nhất định, sẽ làm cho sự phân chia giai cấp mất đi tính tất yếu. Tuy nhiên, sự phát triển rất cao của lực lượng sản xuất chỉ là điều kiện cơ bản, nhưng không phải là duy nhất để thực hiện xã hội không giai cấp. Cần thiết phải có thêm những điều kiện kinh tế – xã hội khác, đặc biệt là sự phát triển cao và toàn diện của con người.

icon-date
Xuất bản : 08/04/2022 - Cập nhật : 25/11/2022