logo

Bầy người nguyên thủy là gì?

Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu nhất cho câu hỏi: “Bầy người nguyên thủy là gì?” cùng với kiến thức tham khảo do Top lời giải biên soạn là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức bộ môn Sinh học 10.


 Bầy người nguyên thủy là gì?

- Là tổ chức xã hội đầu tiên của loài người.

- Trong bầy người nguyên thủy có quan hệ hợp quần xã hội (khác với bầy động vật): có người đứng đầu, có phân công lao động giữa nam và nữ, cùng chăm sóc con cái.

- Họ sống trong hang động, mái đá, hoặc cũng có thể dựng lều bằng cành cây, da thú.

- Họ sống quây quần theo quan hệ ruột thịt với nhau, gồm 5 - 7 gia đình. Mỗi gia đình có đôi vợ chồng và con nhỏ chiếm một góc lều hay góc hang.

- Bầy người nguyên thủy vẫn còn sống trong tình trạng “ăn lông ở lỗ” - một cuộc sống bấp bênh, triền miên hàng triệu năm.


Kiến thức tham khảo về xã hội nguyên thủy 


1. Định nghĩa Xã hội nguyên thủy

- Xã hội nguyên thủy (hay còn gọi là công xã thị tộc) là giai đoạn đầu tiên và dài nhất trong lịch sử phát triển của loài người, từ khi có con người xuất hiện trên Trái Đất đến khi xã hội nguyên thuỷ chuyển đổi thành xã hội giai cấp và xuất hiện chế độ nhà nước. 

- Con người tìm ra lửa, chế tác công cụ lao động từ thô sơ đến chính xác, đa dạng, sử dụng có hiệu quả, luôn luôn cải tiến công cụ lao động, không ngừng cải thiện đời sống.

- Sản xuất phát triển, con người chủ động với cuộc sống hơn, biết trồng trọt và chăn nuôi, dựng lều làm nhà để ở.

- Thời kì này trình độ loài người thấp kém…

[ĐÚNG NHẤT] Bầy người nguyên thủy là gì?


2. Sự hình thành và phát triển của xã hội nguyên thủy

* Sự hình thành và phát triển của xã hội nguyên thủy được chia làm các giai đoạn như sau:

– Đầu tiên là hình thành thị tộc và bộ lạc

+ Người tinh khôn có khả năng ăn tạp, ban đầu sống dựa theo hái lượm cây trái và săn bắt các con thú. Bên cạnh kỹ năng tự kiếm ăn, họ đã biết hợp ức nhau săn đuổi, tức là dùng số dông người bao vây lấy bầy động vật, dồn cho chúng lao xuống vực, sau đó mới ném đá, phóng lao xuống cho chúng chết hẳn. Do đó, những công việc như thế đòi hỏi sự phối hợp ăn ý với nhau.

+ Người tinh khôn (danh pháp hai phần: Homo sapiens) là loài người hiện nay trên Trái Đất. Tên có nguồn gốc từ tiếng Latin là "homo" (nghĩa là người) và sapien (nghĩa là tinh khôn, thông minh).[3][4][5][6]

+ Đây là loài duy nhất còn tồn tại trong chi Homo (chi người) thuộc họ Người, còn những loài người khác cùng chi này như: người khéo léo (Homo habilis), người đứng thẳng (Homo erectus), người lùn (Homo floresiensis), người Heidelberg (Homo heidelbergensis), người Neanderthal (Homo neanderthalensis) và có thể còn nhiều loài khác chưa phát hiện đã tuyệt chủng. Người tinh khôn có đặc trưng là trí tuệ phát triển với thể tích bộ não có tỉ lệ so với thể tích cơ thể là lớn nhất giới động vật, dáng đứng thẳng hoàn toàn, hai chi sau (chân) đảm nhiệm vận chuyển, hai chi trước trở thành tay là cơ quan lao động và chế tạo công cụ lao động.

+ Theo mô tả trong các sách lịch sử Việt Nam thì nội bộ thị tộc, người ta không phân biệt đâu là của anh đâu là của tôi. Có thể hiểu là, trong thị tộc không có sở hữu tư nhân nhưng có sở hữu của thị tộc. Tuy nhiên, là một động vật xã hội thì trong thị tộc có sự phân chia đẳng cấp nhất định.

- Trong thị tộc đòi hỏi sự phân công lao động thật hợp lí, sự “chung lưng đấy cật” là nguyên tắc vàng, mỗi người mỗi việc phối hợp ăn ý với nhau.

- Do yêu cầu công việc và trình độ lao động thời nguyên thủy đòi hỏi sự hợp tác lao động của nhiều người, của cả thị tộc.

- Thức ăn kiếm được chưa nhiều chưa đều đặn. Mọi người còn phải cùng làm cùng cố gắng đến mức cao nhất để kiếm sống nên người ta thấy cần thiết phải công bằng, phải được hưởng thụ bằng nhau.

- Như vậy, quan hệ thị tộc không chỉ có sự hợp tác mà mọi của cải, mọi sinh hoạt được coi là của chung, việc chung làm chung, ăn chung thậm chí ở chung một nhà.

– Tiếp theo là thời đại kim khí

+ Sự phát hiện ra kim loại để làm công cụ lao động có ý nghĩa hết sức to lớn. Trước kia con người chỉ biết sử dụng đá để làm công cụ. Cho tới khoảng 4000 năm Trước công nguyên, con người đã phát hiện ra đồng kim loại. Đồng kim loại rất mềm, nên chủ yếu dùng làm đồ trang sức. Sau đó, họ biết pha đồng với thiếc và chì cho đồng cứng hơn gọi là đồng thau.

[ĐÚNG NHẤT] Bầy người nguyên thủy là gì? (ảnh 2)

+ Từ đó, người ta đã đúc ra được các loại rìu, cuốc, thương giáo, lao, mũi tên, trống đồng … Khoảng 3000 năm trước đây, cư dân ở Tây Á và Nam Âu là những người đầu tiên biết đức và dùng đồ sắt để làm lưỡi cày, cuốc, liềm, kiếm, dao găm…

- Công cụ kim khí đã mở ra một thời đại mới, năng suất lao động vượt xa thời đại đồ đá.

+ Người ta có thế khai phá những vùng đất đai mà trước kia chưa khai phá nổi.

+ Có thể cày sâu cuốc bẫm, có thể xẻ gỗ đóng thuyền đi biển, xẻ đá làm lâu đài.

+ Bản thân việc đúc sắt cũng là một ngành sản xuất quan trọng bậc nhất.

=> Đây thực sự là một cuộc cách mạng trong sản xuất. Lần đầu tiên trên chặng đường dài của lịch sử loài người, con người có thể làm ra một lượng sản phẩm thừa.

- Xã hội nguyên thủy kết thúc

+ Do có công cụ lao động mới, tức sự xuất hiện các công cụ kim loại, một số người có khả năng lao động giỏi hơn, tạo ra nhiều của cải hơn đến nỗi dư thừa, hoặc lợi dụng vị trí hay uy tín của mình để chiếm đoạt một phần của cải dư thừa của người khác và trở nên giàu có, còn một số người khác lại khổ cực thiếu thốn. Gia đình cũng thay đổi theo: Đàn ông làm các công việc nặng nhọc và giữ cai trò trụ cột gia đình, con cái theo họ cha → gia đình phụ hệ xuất hiện

+ Khả năng lao động của các gia đình khác nhau đã thúc đẩy thêm sự phân biệt giàu – nghèo. Kẻ giàu, người nghèo, người có quyền, kẻ bị lệ thuộc đã xuất hiện. Từ đó xã hội bắt đầu phân chia giai cấp

+ Chế độ "làm chung, ăn chung, hưởng chung" ở thời kì công xã thị tộc bị phá vỡ. Xã hội nguyên thủy dẫn tan rã, nhường chỗ cho xã hội có giai cấp.

icon-date
Xuất bản : 17/04/2022 - Cập nhật : 26/11/2022