- Do sự phân tán đã không đem lại sức mạnh thống nhất để chống lại cuộc tấn công của người Hồi giáo gốc Thổ.
- Năm 1055, người Thổ đánh chiếm Bát - đa lập nên vương triều Hồi giáo ở vùng Lưỡng Hà.
- Người Hồi giáo gốc Trung Á tiến hành chinh chiến vào đất Ấn Độ, lập nên vương quốc Hồi giáo Ấn Độ gọi là Vương triều Hồi giáo Đê - li.
- Về chính trị:
+ Năm 1206, vương triều Hồi giáo đầu tiên ở Ấn Độ ra đời.
+ Đầu thế kỉ XIV, vương triều Đê-li thống nhất vá phát triển.
+ Thế kỉ XVI, vương triều Hồi giáo Đê-li sụp đổ
- Về kinh tế:
+ Nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng, nhà nước cho đào thêm kênh và hồ chứa nước.
+ Sự phát triển của nhiều ngành thủ công nghiệp truyền thống tạo điều kiện cho giao thương phát triển.
+ Thương nghiệp: Thương nhân Ấn Độ đem những mặt hàng nổi tiếng như vải vóc, đò trang sức và gia vị để đổi lấy hàng hoá, đặc biệt đổi lấy ngựa chiến từ các nước Trung Á và Tây Á.
- Về xã hội:
+ Tầng lớp Bà-la-môn được xem là đẳng cấp cao nhất.
+ Thực quyền trong xã hội thuộc về người Hồi giáo.
+ Người dân không theo Hồi giáo bị phân biệt biệt đối xử
+ Nhiều cuộc đấu tranh lớn làm suy yếu vương triều Đê-li.
* Kiến Trúc
Những công trình nổi tiếng như Taj Mahal và các công trình kiến trúc có ảnh hưởng Hồi giáo là di sản từ triều đại Mughal. Chúng là kết quả của một truyền thống hợp nhất mọi yếu tố từ mọi phần của quốc gia.
Đền Taj Mahal tại Agra là địa điểm du lịch nổi tiếng nhất Ấn Độ
* Lễ Hội
Ấn Độ là miền đất của hội chợ và lễ hội, ít nhất ngày nào trong năm cũng đều có hội chợ. Hội chợ và lễ hội đã làm phong phú thêm cho sắc màu đời sống xã hội của người dân Ấn Độ. Một số hội chợ và lễ hội quan trọng: Hội chợ Pushkar ở Rajasthan, Hội chợ hàng thủ công Mela ở Surajkund, Hội chợ Holi ở Bắc Ấn Độ, Pongal ở Tamilnadu, Onam ở Kerela, Baisaki ở Punjab, Bihu ở Assam, các lễ hội nhảy múa ở Khajuraho và Mamallapuram, v.v.Lễ hội Pooram tại Kerala, Ấn Độ.