logo

Vùng núi có độ cao cao nhất nước ta là

Phần lớn là đồi núi thấp, đỉnh núi cao nhất là Tây Côn Lĩnh (2419m); các dãy núi có hình cánh cung mở rộng về phía Bắc, quy tụ ở phía Nam, chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc. Vậy để biết Vùng núi có độ cao cao nhất nước ta là vùng nào? Mời các bạn cùng Top lời giải trả lời câu hỏi sau:


Câu hỏi: Vùng núi có độ cao cao nhất nước ta là

A. Tây Bắc

B. Trường Sơn Nam

C. Trường Sơn Bắc

D. Đông Bắc

Trả lời:

Đáp án đúng: A.  Tây Bắc

Vùng núi có độ cao cao nhất nước ta là Tây Bắc


Giải thích của giáo viên Top lời giải vì sao chọn đáp án A

Vùng Tây Bắc là miền núi non trùng điệp, nhiều núi cao, thung lũng sâu, sông suối lắm thác, nhiều ghềnh. Các dãy núi, sơn nguyên đá vôi hiểm trở nằm song song và kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Dãy núi Hoàng Liên Sơn cao và hùng vĩ nhất Việt Nam.

Vùng núi có độ cao cao nhất nước ta là

Đặc điểm về địa hình vùng núi Tây Bắc

Vùng núi Tây bắc nằm ở hữu ngạn sông Hồng cho đến sông Cả. Đây là vùng núi có địa hình cao và đồ sộ nhất nước ta.

Hướng địa hình là hướng Tây Bắc – Đông Nam

Địa hình gồm 3 bộ phận chính: Phía đông là dãy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn giới hạn từ biên giới Việt – Trung tới khuỷu sông Đà, có đỉnh Phanxipang cao 3143m; phía tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt – Lào từ Khoan La San đến sông Cả; ở giữa thấp hơn là các dãy núi, các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu tiếp nối những đồi núi đá vôi ở Ninh Bình – Thanh Hóa. Xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng; sông Đà, sông Mã, sông Châu.

Đáp án A là đúng

>>> Xem thêm: Ranh giới của vùng núi Tây Bắc


Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về địa hình nước ta

Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm chung của địa hình Việt Nam?

A. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa

B. Địa hình đa dạng và phân chia thành các khu vực với các đặc trưng khác nhau.

C. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là núi trung bình.

D. Hướng núi Tây Bắc - Đông Nam và hướng vòng cung chiếm ưu thế.

Trả lời: C

Đặc điểm không đúng với đặc điểm chung của địa hình Việt Nam là Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là núi trung bình vì Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp mới đúng

Câu 2: Hãy cho biết dãy núi Hoành Sơn là ranh giới giữa hai tỉnh nào?

A. Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng

B. Hà Tĩnh và Quảng Bình

C. Nghệ An 

D. Quảng Bình và Quảng Trị và Hà Tĩnh

Trả lời: B

Dãy núi Hoành Sơn là ranh giới của 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình

Câu 3: Địa hình đồng bằng và đồi núi thấp dưới 1000m ở nước ta chiếm

A. 85% diện tích lãnh thổ

B. 70% diện tích lãnh thổ

C. 60% diện tích lãnh thổ

D. 75% diện tích lãnh thổ

Trả lời: A

Địa hình đồng bằng và đồi núi thấp dưới 1000m ở nước ta chiếm 85% diện tích lãnh thổ

Câu 4: Cấu trúc địa hình nước ta gồm mấy hướng chính?

A. Hai hướng chính: Hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung

B. Hai hướng chính: Hướng đông bắc - tây nam và hướng vòng cung

C. Hai hướng chính: Hướng bắc - nam và hướng tây - đông

 D. Hai hướng chính: Hướng tây bắc - đông nam và thấp dần ra biển

Trả lời: A

Cấu trúc địa hình nước ta gồm 2 hướng chính là hướng Tây Bắc - Đông Nam và hướng vòng cung

Câu 5: Hãy cho biết dãy núi nào sau đây không chạy theo hướng tây bắc- đông nam?

 A. Đông Triều

 B. Hoàng Liên Sơn

 C. Pu Sam Sao

 D. Pu Đen Đinh

Trả lời: A

Dãy núi không chạy theo hướng tây bắc- đông nam là dãy Đông Triều, dãy Đông Triều chạy theo hướng vòng cung

-----------------------------

Qua nội dung bài viết trên Top lời giải đã trả lời cho các bạn câu hỏi Vùng núi có độ cao cao nhất nước ta là vùng nào? Và cung cấp thêm một số kiến thức về đặc điểm địa hình của vùng Tây Bắc. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 10/06/2022 - Cập nhật : 10/06/2022