logo

Vùng biển được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền là gì?

icon_facebook

Vùng biển là một phạm vi không gian trên biển, có ranh giới và chế độ pháp lí nhất định theo quy định của pháp luật quốc gia hoặc điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương. Vậy vùng được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền là gì? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Câu hỏi: Vùng biển được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền là gì? 

A. Lãnh hải.  

B. Nội thuỷ.

C. Tiếp giáp lãnh hải.          

D. Đặc quyền kinh tế.

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Nội thủy

 Vùng biển được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền là nội thủy

>>> Xem thêm: Nguồn tài nguyên gần như vô tận ở vùng biển nước ta là

Giải thích của giáo viên Toploigiai lí do chọn đáp án B

Việt Nam được biết đến là một quốc gia ven biển và có đường bờ biển rất dài và bao chọn phần đất liền là đường bờ biển kéo dài từ miền Bắc tổ quốc đến cuối Mũi Cà Mau. Do đó, việc tham gia các hiệp ước và quy định liên quan đến biển và các đường phân chia trên biển là hết sức cần thiết. Việc phân chia các đường bờ biển có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động kinh tế và an ninh quốc phòng của một quốc gia. 

Vùng biển là một phạm vi không gian trên biển, có ranh giới và chế độ pháp lí nhất định theo quy định của pháp luật quốc gia hoặc điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương. Vùng biển được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền là nội thủy

Vùng biển được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền là gì?

Vùng nội thuỷ trong tiếng Anh được hiểu là Internal Waters, Internal Waters. Trên cơ sở quy định tại Khoản 1 Điều 8 Công ước luật biển 1982 định nghĩa, nội thuỷ là “các vùng nước ở phía bên trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải”. Theo định nghĩa này, nội thủy bao gồm cửa sông, vũng, vịnh, cảng biển và vùng nước ở phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển; vùng nước lịch sử cũng theo chế độ nội thủy. Nội thủy được coi như là bộ phận lãnh thổ trên đất liền của quốc gia ven biển.

Trong vùng nước nội địa, chủ quyền của quốc gia ngang với chủ quyền của quốc gia đó trên đất liền. Quốc gia ven biển được tự do đưa ra luật liên quan đến vùng nội thủy của mình, quy định việc sử dụng và sử dụng bất kỳ nguồn tài nguyên nào. Trong trường hợp không có các thỏa thuận ngược lại, tàu thuyền nước ngoài không có quyền đi lại trong nội thủy, và việc không có quyền đi lại vô tội vạ này là điểm khác biệt cơ bản giữa nội thủy và lãnh hải. “Vùng nước quần đảo” trong các đảo ngoài cùng của các quốc gia quần đảo được coi là vùng nội thủy với ngoại lệ là phải được phép đi lại vô tội vạ, mặc dù quốc gia quần đảo có thể chỉ định một số tuyến đường biển nhất định trong các vùng nước này.

Một quốc gia ven biển có thể có một hoặc nhiều vùng nột thủy với các chế độ pháp lý không giống nhau, đó là nội thủy không áp dụng quyền qua lại không gây hại và nội thủy được sử dụng quyền qua lại vô hại. Các vùng nước nằm bên trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải, tiếp liền với bờ biển như vịnh, cửa sông.. là nội thủy đích thực, tại đó không tồn tại quyền qua lại vô hại của tàu thuyền nước ngoài. 

Vùng nội thủy trong đó cho phép tàu thuyền nước ngoài có quyền qua lại vô hại là vùng nước có các đường hàng hải quốc tế đi qua mà trước đó chưa được coi là nội thủy nhưng do việc xác định đường cơ sở thẳng, vùng nước này trở thành nội thủy và quyền qua lại vô hại vẫn được duy trì để đảm bảo lưu thông hàng hải quốc tế vẫn phát triển bình thường, không bị trở lại. Đây chính là hệ quả ảnh hưởng của nguyên tắc tự do biển cả. Những quy định trên của Luật biển quốc tế tạo cho nước này có các bộ phận cấu thành nội thủy tương đối phong phú.

icon-date
Xuất bản : 16/08/2022 - Cập nhật : 16/08/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads