logo

Việc thông thương qua lại giữa nước ta với các nước làng giềng chỉ có thể tiến hành thuận lợi ở một số cửa khẩu, vì

icon_facebook

Hầu hết biên giới nước ta ở các vùng đồi núi, sông suối … khó khăn cho việc đảm bảo an ninh quốc phòng nên Việc thông thương qua lại giữa nước ta với các nước làng giềng chỉ có thể tiến hành thuận lợi ở một số cửa khẩu, vì là nơi có địa hình thuận lợi cho qua lại và để thuận tiện cho việc đảm bảo an ninh quốc gia.

Câu hỏi: Việc thông thương qua lại giữa nước ta với các nước làng giềng chỉ có thể tiến hành thuận lợi ở một số cửa khẩu, vì

A. thuận tiện cho việc đảm bảo an ninh quốc gia.

B. phần lớn biên giới nước ta nằm ở miền núi.

C. phần lớn biên giới chạy theo các đỉnh núi, các hẻm núi.

D. là nơi có địa hình thuận lợi cho qua lại.

Trả lời:

Đáp án đúng: D. là nơi có địa hình thuận lợi cho qua lại.

Việc thông thương qua lại giữa nước ta với các nước làng giềng chỉ có thể tiến hành thuận lợi ở một số cửa khẩu, vì là nơi có địa hình thuận lợi cho qua lại.

>>> Xem thêm: Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ địa hình nước ta phân hóa đa dạng

Giáo viên Toploigiai giải thích lí do chọn đáp án D

Đường biên giới được xác định theo các dạng địa hình đặc trưng: đỉnh núi, đường sống núi, đường chia nước, khe, sông, suối, ... Giao thông với các nước thông qua nhiều cửa khẩu tương đối thuận lợi.

Trên đất liền giáp Trung Quốc, Lào, Campuchia; trên biển giáp Malaixia, Brunây, Philippin, Trung Quốc, Campuchia. 

Nước ta Biên giới trên đất liền dài hơn 4600km, phần lớn nằm ở khu vực miền núi, trong đó đường biên giới chung với:

- Phía Bắc giáp Trung Quốc dài (hơn 1400km).

- Phía Tây giáp Lào (gần 2100km).

- Phía Tây Nam giáp Campuchia (hơn 1100km).

Hầu hết biên giới nước ta ở các vùng đồi núi, sông suối … khó khăn cho việc đảm bảo an ninh quốc phòng nên Việc thông thương qua lại giữa nước ta với các nước làng giềng chỉ có thể tiến hành thuận lợi ở một số cửa khẩu, vì là nơi có địa hình thuận lợi cho qua lại và để thuận tiện cho việc đảm bảo an ninh quốc gia.

Việc thông thương qua lại giữa nước ta với các nước làng giềng chỉ có thể tiến hành thuận lợi ở một số cửa khẩu, vì

- Các cửa khẩu quốc tế ở Việt Nam trên đường bộ có 26 cửa khẩu : Móng Cái, Hữu Nghị, Tà Lùng, Thanh Thủy, Lào Cai, Tây Trang, Chiềng Khương, Na Mèo, Mường Chanh, Nậm Cắn, Cầu Treo, Cha Lo, Lao Bảo, La Lay, Bờ Y, Gánh Đa, Lệ Thanh, Hoa Lư, Xa Mát, Mộc Bài, Dinh Bà, Thường Phước, Vĩnh Xương, Tịnh Biên, Hà Tiên, Bình Hiệp

- Cửa khẩu quốc tế đường hàng không có 9 cửa khẩu gồm:

+ Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất – Thành phố Hồ Chí Minh

+ Cảng hàng không quốc tế Nội Bài – Hà Nội

+ Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng – Đà Nẵng

+ Cảng hàng không quốc tế Cát Bi – Hải Phòng

+ Cảng hàng không quốc tế Phú Bài – Thừa Thiên – Huế

+ Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh – Khánh Hòa

+ Cảng hàng không quốc tế Trà Nóc – Cần Thơ

+ Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc – Kiên Giang

+ Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn -Quảng Ninh

- Cửa khẩu quốc tế đường biển có 18 cửa khẩu:

+ Cảng Cái Lân / Hòn Gai – Quảng Ninh.

+ Cảng Hải Phòng – Hải Phòng

+ Cảng Ninh Phúc – Ninh Bình

+ Cảng biển nước sâu Nghi sơn, Tĩnh Gia – Thanh Hóa

+ Cảng Cửa Lò – Nghệ An

+ Cảng Vũng Áng – Hà Tĩnh

+ Cảng Chân Mây – Thừa Thiên – Huế

+ Cảng Tiên Sa – Đà Nẵng

+ Cảng Kỳ Hà – Quảng Nam

+ Cảng Dung Quất – Quảng Ngãi

+ Cảng Quy Nhơn – Bình Định

+ Cảng Ba Ngòi – Khánh Hòa

+ Cảng Nha Trang – Khánh Hòa

+ Cảng Vũng Tàu – Bà Rịa – Vũng Tàu

+ Cảng Phú Mỹ – Bà Rịa – Vũng Tàu

+ Cảng Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh

+ Cảng Cần Thơ – Cần Thơ

+ Cảng An Thới – Phú Quốc – Kiên Giang

- Cửa khẩu quốc tế đường sắt có 02 cửa khẩu:

+ Đồng Đăng – Lạng Sơn – Đi Trung Quốc

+ Lào Cai – Hekou (Hà Khẩu) – Trung Quốc

icon-date
Xuất bản : 16/08/2022 - Cập nhật : 17/08/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads