logo

Vòng đời của ong

Câu trả lời chính xác nhất: Vòng đời của loài ong trải qua 4 giai đoạn bao gồm trứng, ấu trùng, nhộng, con trưởng thành.

Để hiểu rõ hơn về vòng đời của ong, mời bạn đọc theo dõi nội dung sau đây.


1. Thông tin tổng quát về loài ong

Ong là loài côn trùng có tổ chức xã hội rất cao bên cạnh kiến và mối. Ong có tập tính sống theo bày đàn, mỗi đàn đều có ong chúa, ong thợ, ong non… và đều có sự phân công công việc rõ ràng. Ong có nhiều loài rất đa dạng, có một số loài được con người nuôi để khai thác sản phẩm như mật ong, sáp ong, sữa ong chúa,…

[CHUẨN NHẤT] Vòng đời của ong

2. Tổ chức xã hội của loài ong

Ong sống trong xã hội trật tự được phân công công việc rõ ràng và tổ chức vô cùng nghiêm khắc. Là loài côn trùng có sức mạnh đòan kết lớn. Trong một tổ ong luôn có 3 loại ong được phân công việc khác nhau: Ong Chúa, Ong Thợ, Ong Đực.

Ong Chúa

Là ong cái duy nhất trong đàn ong làm nhiệm vụ sinh sản, là trung tâm lãnh đạo tối cao trong việc sắp xếp tất cả các công việc trong đàn của minh. Ong Chúa sống trong một khu riêng do Ong Thợ xây dựng. Ong Chúa là con ong lớn nhất trong tổ, dài và to hơn các ong đực, có cuộc sống kéo dài khoảng từ 3 đến 5 năm.

Ong Đực

Trong đàn ong, Ong Đực chi chiếm 1-2%, to hơn Ong Thợ một chút, không có vòi tiêm nọc, cũng không có túi đụng phấn hoa. sống trong đàn ong mà không làm gì cả, nhiệm vụ duy nhất của nó là giao phối với Ong Chúa. 

Ong Thợ

Chiếm khoảng trên 98% số lượng trong đàn, ngoại hình nhỏ nhất, là ong cái nhưng không thể sinh trứng, chỉ có trong trường hợp đặc biệt mới có thể sinh trứng. Ong Thợ chiếm số lượng cá thể đông nhất trong đàn. Nhiệm vụ của nó là ra ngoài tìm phấn hoa và hút mật, chăm sóc ấu trùng do Ong Chúa đẻ ra. Xây tổ và chăm sóc Ong Chúa. Đồng thời còn kiêm nhiệm chức giữ gìn trật tự và luật lệ trong bầy.

>>> Xem thêm: Loài ong tổ chức đời sống xã hội như thế?


3. Cấu tạo cơ thể ong

Tương tự như những loài côn trùng khác, cấu tạo cơ thể ong cũng được chia thành 3 phần: Phần đầu, phần ngực và phần bụng và được bao bọc toàn bộ cơ thể bằng lớp kitin.

Phần đầu

Phần đầu được cấu tạo từ 4 bộ phận bao gồm: Chân trước, hàm to, hàm nhỏ và môi dưới.

Phần lưỡi của ong có hình dạng ống hút để thực hiện nhiệm vụ hút nước và mật hoa. Phần chân trước của ong có nhiệm vụ ngửi và cảm giác. Ong có 5 con mắt với 1 đôi mắt chính to dạng đa tròng, nằm ở 2 góc ngay 2 bên mặt. Giữa 2 mắt chính là 3 mắt nhỏ được sắp xếp theo hình tam giác.

Phần ngực

Phần ngực của loài ong bao gồm các bộ phận: Cánh, chân và giỏ phấn.

Ong có đến 2 đôi cánh, trong đó phần cánh trước dày hơn và to hơn. Phần ngực là nơi chứa 3 đôi chân của ong, mỗi chân có 5 khớp và thêm những khúc nhỏ tạo thành bàn chân. Còn vùng phẳng ở phần bụng được gọi là giỏ phấn.

Phần bụng

Bụng của ong chứa các cơ quan nội tạng và là nơi chứa vũ khí tự vệ của loài này chính là ngòi chích nọc độc. Riêng đối với loài ong đực chúng sẽ không có ngòi chích này.

>>> Xem thêm: Loài ong có bao nhiêu mắt?


4. Vòng đời của ong?

Cũng tương tự như những loài côn trùng khác, ong là côn trùng biến thái hoàn toàn chúng trải qua 4 giai đoạn để phát triển thành con ong trưởng thành. Các giai đoạn vòng đời của ong bao gồm: Giai đoạn trứng, ấu trùng, nhộng, con trưởng thành.

Giai đoạn trứng

Ong chúa dự trữ tinh trùng, chúng chỉ giao phối 1 – 2 lần trong cuộc đời sau đó dự trữ và thực hiện nhiệm vụ sinh sản trong suốt vòng đời của mình. Ong chúa sẽ thực hiện nhiệm vụ đẻ trứng để gây dựng vương quốc cho mình.

Giai đoạn ấu trùng

Sau 3 ngày trứng sẽ được nở thành ấu trùng, ấu trùng của ong có hình dáng như một con giòi màu trắng đục, không chân, không mắt, không râu, và không cánh, không ngòi.

Ấu trùng có phần miệng đơn giản, đủ để có thể tóm gọn lượng thức ăn được ong thợ đặt ngay miệng. Ở giai đoạn ấu trùng, chúng sẽ trải qua 5 lần lột xác để phát triển. Ấu trùng ở giai đoạn tiền nhộng có vẻ ngoài rất giống với ong trưởng thành, chỉ khác ở điểm chúng khoác lên mình một lớp vỏ bọc.

Giai đoạn nhộng

Chỉ trong 3 – 5 ngày ở giai đoạn ấu trùng, chúng sẽ tiến hóa thành nhộng. Trong thời gian này các con ong thợ sẽ làm nhiệm vụ chăm sóc, nuôi các con nhộng bằng cách cung cấp sữa chúa cho con con.

Giai đoạn con trưởng thành

Con nhộng chỉ cần khoảng 2 ngày để lột xác thành ong. Giới tính của chúng là ong đực hoặc ong cái. Tuy nhiên, chỉ có ong cái hoàn chỉnh mới thành ong chúa, còn tất cả ong cái còn lại sẽ thành ong thợ để tham gia sản xuất, tìm mật và xây tổ.

--------------------

Như vậy, qua bài viết trên Toploigiai đã cùng bạn tìm hiểu về vòng đời của ong và cung cấp cho bạn một số kiến thức về loài ong. Mong rằng thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn, chúc bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 21/08/2022 - Cập nhật : 21/08/2022