logo

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ trong hoạt động trang 112, 113, 114, 115, 116 SGK Văn 7 Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ trong hoạt động trang 112, 113, 114, 115, 116 SGK Văn 7 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 7 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất.


Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản

Câu 1 (trang 114, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Phần mở đầu có nêu rõ được quy tắc, luật lệ của hoạt động mà người viết cần thuyết minh hay chưa?

Lời giải 

Phần mở đầu đã nêu rõ được những quy tắc, luật lệ liên quan hoạt động mà người viết cần thuyết minh.

Câu 2 (trang 114, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Phần chính của văn bản có tập trung thuyết minh làm rõ các quy tắc hay luật lệ của hoạt động theo yêu cầu của kiểu bài này hay không?

Lời giải 

4 quy tắc của hoạt động dã ngoại theo yêu cầu của kiểu bài này đã được tập trung thuyết minh rõ trong phần chính của văn bản.

Câu 3 (trang 114, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Các điều khoản hay nội dung cụ thể của quy tắc/ luật lệ có được sắp xếp hợp lí và văn bản có sử dụng được từ ngữ thích hợp để thể hiện trình tự ấy không?

Lời giải 

Các điều khoản hay nội dung cụ thể của quy tắc/ luật lệ được sắp xếp hợp lí và văn bản sử dụng được từ ngữ thích hợp để thể hiện trình tự ấy. Các phần trong nội dung được sắp xếp, chia theo trật tự rất rõ rệt (thứ nhất, thứ hai, thứ ba…); từ ngữ được sử dụng trong văn bản là ngôn ngữ khoa học, dễ hiểu, ngắn gọn.

Câu 4 (trang 114, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Khi một điều khoản cần được nhấn mạnh, hoặc cụ thể hóa với nhiều chi tiết thì văn bản đã được thể hiện theo cách nào?

Lời giải 

Khi một điều khoản cần được nhấn mạnh, hoặc cụ thể hóa với nhiều chi tiết thì văn bản được triển khai thành nhiều đoạn, các đoạn ứng với nội dung điều khoản cụ thể, được đánh dấu theo thứ tự các điều khoản rất rõ ràng.

Câu 5 (trang 114, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Phần kết thúc của văn bản đã đáp ứng được yêu cầu chưa?

Lời giải 

Phần kết thúc của văn bản đã đáp ứng được yêu cầu. Ở phần này người viết đã khẳng định quy tắc, độ tin cậy và ý nghĩa của quy tắc hoạt động được đưa ra trong vấn đề.

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ trong hoạt động trang 114 SGK Văn 7 Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn quy trình viết

Câu hỏi: (trang 114, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm.

Lời giải 

Giới thiệu trò chơi:  Đời sống văn hoá của con người Việt Nam vốn rất phong phú và đa dạng. Có biết bao nhiêu trò chơi hay thể hiện được những nét đẹp của văn hoá và tâm hồn của người Việt  trong số đó bịt mắt bắt dê là trò chơi chúng ta hẳn đều rất quen thuộc.

Bịt mắt bắt dê là trò chơi đã có từ rất lâu đời, nó len lỏi trong đời sống văn hoá của dân ta, theo tuổi thơ của chúng ta mà trưởng thành. Ngày trước trong lễ hội trò chơi này được tổ chức dành riêng cho các nam thanh nữ tú. Có hai người chơi chính, họ sẽ được bịt mắt sau đó đi bắt con dê. Con dê được buộc theo một vật phát ra tiếng để người bị bịt mắt dễ dàng nhận biết được. Người xung quanh reo hò cổ vũ khiến không khí trò chơi thêm sôi động, nhộn nhịp. Sau này trò chơi bịt mắt bắt dê đã có nhiều biến thể và đa phần không còn đi tìm dê nữa mà là tìm người. 

Miêu tả cách chơi (quy tắc): Hai người chơi sẽ bị bịt mắt và con dê sẽ mang áo tơi lá để khi chuyển động vang lên tiếng sột soạt dễ tìm. Người xem bao gồm cả người lớn và trẻ em sẽ đứng ngoài và cổ vũ. Khi hết lượt không có người nào bắt được dê thì sẽ ra ngoài để người khác vào chơi.

Miêu tả luật chơi: Trò chơi này hiện đã có nhiều biến thể và không phải lúc nào cũng là bịt mắt đi tìm con dê. Tùy theo mỗi vùng miền sẽ có luật chơi, cách chơi khác nhau. Thông thường sẽ có hai luật chơi như sau:

Cách 1

Cả nhóm sẽ cùng oẳn tù tì để chọn một người xung phong bị bịt mắt. Khi người đó hô đứng lại thì tất cả phải đứng lại, không ai được di chuyển. Người bịt mắt sẽ đi một vòng tròn, bắt một người bất kỳ. Xung quanh tạo ra tiếng động để người bịt mắt không đoán được người bị bắt là ai. Nếu như người bị bịt mắt không phán đoán được đó là ai hoặc không bắt được ai thì tiếp tục hô bắt đầu để cho lượt chơi mới.

Cách 2

Chọn hai người vào chơi, một người làm dê và một người đi bắt dê. Cả hai sẽ cùng đứng trong một vòng tròn và bịt mắt lại, đứng quay lưng vào nhau. Người làm dê vừa di chuyển vừa kêu be be để người bịt mắt phát hiện phương hướng và đuổi bắt. Nếu người bịt mắt bắt được người giả làm dê thì sẽ thắng cuộc.

Tác dụng của trò chơi: Trò chơi mang tính giải trí cao, thể hiện được sự nhanh nhạy, khôn khéo của người bắt dê. Tại các dịp hội hè, sự kiện đều thường xuyên tổ chức trò chơi này để mang đến một không khí giải trí vui tươi, bổ ích.

Những trò chơi dân gian như bịt mắt bắt dê, kéo co hiện đã không còn xuất hiện nhiều như trước. Một thế hệ trẻ nhỏ đang bị ảnh hưởng bởi game, các trò chơi hiện đại. Thế nhưng, trò chơi bịt mắt bắt dê chắc chắn vẫn luôn được yêu mến, giữ gìn bởi những thế hệ về sau.

>>> Xem trọn bộ: Soạn Văn 7 Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ trong hoạt động trang 112, 113, 114, 115, 116 trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 23/07/2022 - Cập nhật : 19/09/2022