Trong câu, trạng ngữ là một thành phần phụ đảm nhiệm vai trò bổ sung, xác định thời gian, địa điểm, mục đích nguyên nhân… của sự vật, sự việc hoặc hiện tượng được nhắc đến trong câu. Sau đây mời quý thầy cô, các bậc phụ huynh cùng các em học sinh tham khảo một số mẫu Viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) trình bày cảm nghĩ về một truyện cổ tích mà em yêu thích, trong đó sử dụng ba trạng ngữ do Toploigiai biên soạn.
Từ xưa đến nay, những câu chuyện cổ tích luôn có sức hấp dẫn đặc biệt với trẻ thơ vì đó là thế giới của những điều diệu kì, những giấc mơ đẹp. Truyện mà em thích nhất là Sọ Dừa. Chàng trai Sọ Dừa sinh ra đã mang một dáng hình khác lạ, xấu xí nhưng chàng lại có nhiều tài năng, phẩm chất tốt đẹp. Vì muốn giúp đỡ mẹ, chàng đã xin đến ở nhà phú ông và chăn bò rất giỏi, con nào con nấy no căng. Không những vậy, chàng còn gặp được người con gái út của phú ông có tấm lòng nhân hậu, tốt bụng và nên duyên vợ chồng. Trải qua nhiều gian nan và thử thách, cuối cùng hai vợ chồng Sọ Dừa đã có được cuộc sống hạnh phúc. Đó là một kết thúc có hậu, phần thưởng xứng đáng cho những con người hiền lành, lương thiện. Như vậy, với truyện cổ tích Sọ Dừa, nhân dân ta đã gửi gắm ước mơ về một cuộc sống công bằng, cái thiện sẽ chiến thắng cái ác.
- Các trạng ngữ có trong đoạn văn trên:
+ Từ xưa đến nay là trạng ngữ chỉ thời gian
+ Vì muốn giúp đỡ mẹ là trạng ngữ chỉ nguyên nhân
+ Với truyện cổ tích Sọ Dừa, nhân dân ta đã gửi gắm ước mơ là trạng ngữ chỉ mục đích
Từ khi còn nhỏ, em đã được mẹ kể cho nghe rất nhiều câu chuyện cổ tích, và Thạch Sanh là một trong những câu chuyện để lại cho ai nhiều ấn tượng nhất. Tuy côi cha mẹ từ sớm, phải sống cuộc sống nghèo khổ, cô đơn, nhưng chàng Thạch Sanh chưa bao giờ có lòng tham, hay suy nghĩ xấu xa cả. Hồi ấy, ở trong vùng bỗng xuất hiện một con xà tinh chuyên phá phách dân làng, chiếm miếu thần làm nơi ẩn chú. Năm nay khi dân làng cùng nhau rút quẻ xem ai sẽ là người nộp mạng cho xà tinh thì rút phải quẻ của Lý Thông. Thấy vậy, hắn rất lo sợ và đã bày mưu tính kế để đẩy Thạch Sanh đi thay mình. Hình ảnh chàng Thạch Sanh quên mình chiến đấu với xà tinh, đại bàng tinh để cứu người, khiến em nể phục vô cùng. Chàng ấy thực sự là một người hùng vĩ đại.
- Các trạng ngữ có trong đoạn văn trên:
+ Từ khi còn nhỏ là trạng ngữ chỉ thời gian
+ Năm nay là trạng ngữ chỉ thời gian
+ Để cứu người là trạng chỉ nguyên nhân
Trong các câu chuyện cổ tích đã đọc, thì em thích nhất là truyện Tấm Cám. Qua sự đối lập của hai nhân vật Tấm và Cám, tác giả dân gian đã truyền dạy cho con cháu đời sau những đạo lý tốt đẹp. Nhân vật cô Tấm vừa dịu dàng, xinh đẹp lại chăm chỉ, tốt bụng, nên đã gặp được những điều tốt đẹp, có một cuộc sống hạnh phúc bên hoàng tử. Còn cô Cám lười biếng, xấu tính và mụ dì ghẻ độc ác đã phải trả cái giá rất đắt. Qua đó cho thấy, những người ở hiền sẽ được gặp lành, còn kẻ sống độc ác thì sẽ phải trả giá cho những hành động xấu xa của mình. Vậy nên, bản thân em cũng luôn lấy cô Tấm làm tấm gương để cố gắng phấn đấu. Nào là chăm chỉ, chịu khó phụ giúp cha mẹ, sống chan hòa, tốt bụng với tất cả mọi người.
- Các trạng ngữ có trong đoạn văn trên:
+ Qua sự đối lập của hai nhân vật Tấm và Cám là trạng ngữ chỉ mục đích
+ Nhân vật cô Tấm vừa dịu dàng, xinh đẹp lại chăm chỉ, tốt bụng là trạng ngữ chỉ nguyên nhân
+ Cô Cám lười biếng, xấu tính và mụ dì ghẻ độc ác là trạng ngữ chỉ nguyên nhân